Câu hỏi vật lý - Vật Lý 24/7

Xác định cường độ điện trường tại điểm C biết AC = BC = 8 cm.

  • Trắc nghiệm
  • Độ khó: 2

Tai hai điểm A và B cách nhau 8 cm trong chân không có hai điện tích điểm q1 = q2 = 16.10-8 C. Xác định độ lớn cường độ điện trường do hai điện tích này gây ra tại điểm C biết AC = BC = 8cm.

 

Tính cường độ điện trường tại C cách A và B lần lượt là 4 cm và 3 cm.

  • Trắc nghiệm
  • Độ khó: 2

Tại hai điểm A và B cách nhau 5 cm trong chân không có hai điện tích điểm q1 = -16.10-8 C và q2 = -9.10-8 C. Tính độ lớn cường độ điện trường tổng hợp tại điểm C cách A và cách B lần lượt là 4 cm và 3 cm.

Xác định cường độ điện trường do hai điện tích tác dụng lên C.

  • Trắc nghiệm
  • Độ khó: 2

Tại hai điểm A, B cách nhau 15cm, trong không khí có hai điện tích q1 = -12.10-6 C và q2 = 3.10-6 C. Xác định độ lớn cường độ điện trường do hai điện tích này gây ra tại điểm C. Biết AC = 20cm, BC = 5cm?

 

Tìm các điểm mà tại đó cường độ điện trường bằng 0.

  • Trắc nghiệm
  • Độ khó: 3

Hai điện tích điểm q1 = +3.10-8 C và q2 = -4.10-8 C lần lượt được đặt tại hai điểm A và B cách nhau 10 cm trong chân không. Hãy tìm các điểm mà tại đó cường độ điện trường bằng không. Điểm đó nằm trên đường thẳng AB?

Điện tích tại O phải tăng thêm bao nhiêu để tại M bằng 3,2E.

  • Trắc nghiệm
  • Độ khó: 4

Tại điểm O đặt điện tích điểm Q thì độ lớn cường độ điện trường tại A là E. Trên tia vuông góc với OA tại điểm A và điểm B cách A một khoảng 8cm. Điểm M thuộc đoạn AB sao cho MA = 4,5cm và góc MOB có giá trị lớn nhất. Để độ lớn cường độ điện trường tại M là 3,2E thì điện tích điểm tại O phải tăng thêm?

 

Xác định cường độ điện trường tại N khi đưa Q đến I.

  • Trắc nghiệm
  • Độ khó: 2

Trong không khí, có bốn điểm thẳng hàng theo đúng thứ tự O, M, I, N sao cho MI = IN. Khi tại O đặt điện tích điểm Q thì độ lớn cường độ điện trường tại M và N lần lượt là 4E và E. Khi đưa điện tích điểm Q đến I thì độ lớn cường độ điện trường tại N là

Xác định cường độ điện trường tại A và C khi đặt tại B điện tích 3,6Q.

  • Trắc nghiệm
  • Độ khó: 2

Trong không khí, có 3 điểm thẳng hàng theo đúng thứ tự A; B; C với AB = 100cm, AC = 250m. Nếu đặt tại A một điện tích điểm Q thì độ lớn cường độ điện trường tại B là E. Nếu đặt tại B một điện tích điểm 3,6Q thì độ lớn cường độ điện trường tại A và C lần lượt là?

 

Tính cường độ điện trường tại N khi đưa Q đến M.

  • Trắc nghiệm
  • Độ khó: 2

Trong không khí, có ba điểm thẳng hàng theo đúng thứ tự O, M, N. Khi tại O đặt điện tích điểm Q thì độ lớn cường độ điện trường tại M và N lần lượt là 9E và E. Khi đưa điện tích điểm Q đến M thì độ lớn cường độ điện trường tại N là

Cần đặt thêm tại O bao nhiêu điện tích điểm để tại M là 12E?

  • Trắc nghiệm
  • Độ khó: 2

Khi tại điểm O đặt 2 điện tích điểm, giống nhau hệt nhau thì độ lớn cường độ điện trường tại điểm A là E. Để tại trung điểm M của đoạn OA có độ lớn cường độ điện trường là 12E thì số điện tích điểm như trên cần đặt thêm tại O bằng 

 

Tính cường độ điện trường tại M khi đặt điện tích 7Q.

  • Trắc nghiệm
  • Độ khó: 2

Trong không khí, có ba điểm thẳng hàng theo đúng thứ tự O, M, A sao cho OM = OA/3. Khi tại O đặt điện tích điểm 9Q thì độ lớn cường độ điện trường tại A là 900 V/m. Khi tại O đặt điện tích điểm 7Q thì độ lớn cường độ điện trường tại M là