Câu hỏi vật lý - Vật Lý 24/7

Điện tích q = 3,2.10-19 C, m = 10-29 kg di chuyển 3 cm trong điện trường E = 1000 V/m. Tìm v.

  • Trắc nghiệm
  • Độ khó: 2

Một điện tích điểm q = 3,2.10-19C có khối lượng m = 10-29 kg di chuyển được một đoạn đường 3 cm, dọc theo một đường sức điện, dưới tác dụng của lực điện trong một điện trường đều có cường độ điện trường 1000 V/m, tốc độ giảm từ v xuống 0,5v. Bỏ qua tác dụng của trường hấp dẫn. Tìm v.

 

Hai bản kim loại cách nhau 2 cm. E = 3000 V/m. Tính vận tốc của hạt khi nó đập vào bản mang điện âm.

  • Trắc nghiệm
  • Độ khó: 2

Hai bản kim loại phẳng song song mang điện tích trái dấu được đặt cách nhau 2 cm. Cường độ điện trường giữa hai bản bằng 3000 V/m. Sát bề mặt bản mang điện dương, người ta đặt một hạt mang điện dương 1,5.10-2C, khối lượng m = 4,5.10-9 g. Bỏ qua tác dụng của trường hấp dẫn. Vận tốc của hạt khi nó đập vào bản mang điện âm là 

 

Hai bản kim loại cách nhau 2 cm, E = 3000 V/m. Tính công của điện trường khi hạt đi từ bản dương sang bản âm.

  • Trắc nghiệm
  • Độ khó: 1

Hai bản kim loại phẳng song song mang điện tích trái dấu được đặt cách nhau 2cm. Cường độ điện trường giữa hai bản bằng 3000V/m. Sát bề mặt bản mang điện dương, người ta đặt một hạt mang điện dương 1,2.10-2 C. Tính công của điện trường khi hạt mang điện chuyển động từ bản dương sang bản âm.

 

Electron di chuyển đoạn 1 cm theo đường sức điện. Công của lực điện có giá trị nào sau đây?

  • Trắc nghiệm
  • Độ khó: 1

Một electron di chuyển được một đoạn đường 1 cm (từ trạng thái nghỉ), dọc theo một đường sức điện, dưới tác dụng của lực điện trong một điện trường đều có cường độ điện trường 1000 V/m. Bỏ qua tác dụng của trường hấp dẫn. Hỏi công của lực điện có giá trị nào sau đây?

Nếu thế năng của q tại A là 2,5 J thì thế năng của nó tại B là bao nhiêu?

  • Trắc nghiệm
  • Độ khó: 1

Khi một điện tích q di chuyển trong một điện trường từ một điểm B thì lực điện sinh công 2,5J. Nếu thế năng của q tại A là 2,5J, thì thế năng của nó tại B là bao nhiêu?

Electron được thả không vận tốc đầu ở sát bản âm, E = 1000 V/m. Tính động năng electron khi đập vào bản dương.

  • Trắc nghiệm
  • Độ khó: 2

Một electron được thả không vận tốc ban đầu ở sát bản âm, trong điện trường đều giữa hai bản kim loại phẳng, tích điện trái dấu. Cường độ điện trường giữa hai bản là 1000 V/m. Khoảng cách giữa hai bản là 1 cm. Bỏ qua tác dụng của trường hấp dẫn. Tính động năng của electron khi nó đập vào bản dương.

So sánh thế năng của electron tại các vị trí cách hạt nhân khác nhau.

  • Trắc nghiệm
  • Độ khó: 2

Xét các electron chuyển động quanh hạt nhân của một nguyên tử. Thế năng của electron trong điện trường của hạt nhân tại vị trí của các electron nằm cách hạt nhân lần lượt là r0, 2r0 và 3r0 lần lượt là W1,W2 và W3. Chọn phương án đúng?

So sánh cường độ điện trường của hạt nhân khi electron nằm ở các vị trí khác nhau.

  • Trắc nghiệm
  • Độ khó: 1

Xét các electron chuyển động quanh hạt nhân của một nguyên tử. Độ lớn cường độ điện trường của hạt nhân tại vị trí của các electron nằm cách hạt nhân lần lượt là r0, 2r0 và 3r0 lần lượt là E1, E2 và E3. Chọn phương án đúng.

 

So sánh công của lực điện AMN và ANM.

  • Trắc nghiệm
  • Độ khó: 2

Một điện tích q di chuyển trong một điện trường từ một điểm M đến một điểm N theo một đường cong. Sau đó nó di chuyến tiếp từ N về M theo một đường cong khác. Hãy so sánh công mà lực điện sinh ra trên các đoạn đường đó (AMN và ANM).

Xác định công của lực điện khi q di chuyển từ M đến N.

  • Trắc nghiệm
  • Độ khó: 2

Đăt một điện tích điểm Q dương tại một điểm O. M và N là hai điểm nằm đối xứng với nhau ở hai bên điểm O. Di chuyển một điện tích điểm q dương từ M đến N theo một đường cong bất kì. Gọi AMN là công của lực điện trong dịch chuyển này. Chọn câu khẳng định đúng?