Câu hỏi vật lý - Vật Lý 24/7

Thả proton không vận tốc đầu vào điện trường tự do thì nó sẽ chuyển động như thế nào?

  • Trắc nghiệm
  • Độ khó: 2

Thả cho một proton không có vận tốc ban đầu trong một điện trường (bỏ qua tác dụng của trường hấp dẫn) thì nó sẽ?

Chuyển động của electron khi thả nó không vận tốc đầu.

  • Trắc nghiệm
  • Độ khó: 2

Thả một eletron không vận tốc ban đầu trong một điện trường bất kì (bỏ qua tác dụng của trường hấp dẫn) thì nó sẽ

 

Biểu thức nào chắc chắn đúng khi biết UMN = 3 V?

  • Trắc nghiệm
  • Độ khó: 1

Biết hiệu điện thế UMN = 3V. Hỏi đẳng thức nào dưới đây chắc chắn đúng?

 

Chuyển động của ion dương khi thả không vận tốc đầu vào trong điện trường.

  • Trắc nghiệm
  • Độ khó: 2

Thả cho một ion dương không có vận tốc ban đầu trong một điện trường (bỏ qua tác dụng của trường hấp dẫn), ion dương đó sẽ

 

Biểu thức nào biểu diễn đại lượng có đơn vị là Vôn?

  • Trắc nghiệm
  • Độ khó: 1

Đặt điện tích thử q vào trong điện trường đều có độ lớn E của hai tấm kim loại tích điện trái có độ lớn bằng nhau, song song với nhau và cách nhau. Biểu thức nào dưới đây biểu diễn một đại lượng có đơn vị là vôn?

 

Tính công của lực điện khi q di chuyển theo đường gấp khúc ABC.

  • Trắc nghiệm
  • Độ khó: 2

Một điện tích q = +4.10-8C di chuyển trong một điện trường đều có cường độ E = 100 V/m theo một đường gấp khúc ABC. Đoạn AB dài 20cm và véctơ độ dời AB làm với đường sức điện một góc 30°. Đoạn BC dài 40cm và véctơ độ dời  BC làm với các đường sức điện một góc 120°. Tính công của lực điện.

 

Tính công của lực điện khi electron dịch chuyển theo phương làm với phương đường sức điện một góc 60 độ.

  • Trắc nghiệm
  • Độ khó: 2

Một electron (e = −1,6.10-19 C) bay từ bản dương sang bản âm trong điện trường đều của một tụ điện phẳng, theo một đường thẳng MN dài 2 cm, có phương làm với phương đường sức điện một góc 60°. Biết cường độ điện trường trong tụ điện là 1000 V/m. Công của lực điện trong dịch chuyển này là bao nhiêu?

 

Electron di chuyển từ M đến N, sau đó di chuyển tiếp từ N đến P. Tính tốc độ của electron tại P.

  • Trắc nghiệm
  • Độ khó: 3

Một electron di chuyển trong điện trường đều E một đoạn 0,6cm, từ điểm M đến điểm N dọc theo đường sức điện thì lực điện sinh công 9,6.10-18J. Sau đó nó di chuyển tiếp 0,4cm từ điểm N đến điểm P theo phương và chiều nói trên thì tốc độ của electron tại P là bao nhiêu? Biết rằng tại M, electron không có vận tốc đầu. Bỏ qua tác dụng của trường hấp dẫn. Khối lượng của electron là 9,1.10-31kg.

Tính công mà lực điện sinh ra khi q di chuyển tiếp 0,4 cm từ N đến P.

  • Trắc nghiệm
  • Độ khó: 2

Một điện tích điểm q di chuyển trong điện trường đều E một đoạn 0,6 cm, từ điểm M đến điểm N dọc theo một đường sức điện thì lực điện sinh công 1,5.10-18 J. Tính công mà lực điện sinh ra khi q di chuyển tiếp 0,4 cm từ điểm N đến điểm P theo phương nói trên nhưng chiều ngược lại.

Tính công lực điện sinh ra khi electron di chuyển tiếp 0,4 cm từ N đến P.

  • Trắc nghiệm
  • Độ khó: 2

Một electron di chuyển trong điện trường đều E một đoạn 0,6 cm, từ điểm M đến điểm N dọc theo một đường sức điện thì lực điện sinh công 9,6.10-18J. Tính công mà lực điện sinh ra khi electron di chuyển tiếp 0,4 cm từ điểm N đến điểm P theo phương và chiều nói trên.