Câu hỏi vật lý - Vật Lý 24/7

Một viên đạn đang bay ngang thì bị nổ ra thành hai mảnh. Mảnh có khối lượng m1 bay thẳng đứng xuống dưới với tốc độ 300m/s.

  • Tự luận
  • Độ khó: 3
  • Video

Một viên đạn đang bay ngang thì bị nổ ra thành hai mảnh. Một mảnh khối lượng bay thẳng đứng xuống dưới với độ lớn vận tốc 300 m/s, mảnh còn lại khối lượng thì bay chếch lên trên một góc so với phương ngang với độ lớn vận tốc 150 m/s. Lập tỉ số khối lượng của hai mảnh và tính độ lớn vận tốc ban đầu của viên đạn.

Một xe lăn khối lượng m1 = 1,5 kg đang chuyển động với vận tốc 0,5 m/s, đến va chạm vào xe khác khối lượng m2 = 2,5 kg đang chuyển động cùng chiều.

  • Tự luận
  • Độ khó: 2
  • Video

Một xe lăn khối lượng đang chuyển động với vận tốc , đến va chạm vào xe khác khối lượng đang chuyển động cùng chiều. Sau va chạm hai xe dính vào nhau và chuyển động với cùng một vận tốc là 0,3 m/s theo chiều của xe lúc đầu. Tìm vận tốc của xe lúc trước va chạm và độ giảm động năng của hệ.

Một khẩu pháo gắn chặt vào xe và xe có thể di chuyển dọc theo đường ray nằm ngang như Hình 4.7.

  • Tự luận
  • Độ khó: 2
  • Video

Một khẩu pháo gắn chặt vào xe và xe có thể di chuyển dọc theo đường ray nằm ngang như Hình 4.7. Khẩu pháo bắn ra một viên đạn khối lượng 200 kg với tốc độ 125 m/s theo hướng hợp với phương ngang . Biết khối lượng khẩu pháo và Hình 4.7 xe là 5 tấn. Tính tốc độ giật lùi của khẩu pháo.

Hình 4.7

Một ô tô con khối lượng 1,2 tấn đang chuyển động với tốc độ 25 m/s thì va chạm vào đuôi của một xe tải khối lượng 9 tấn đang chạy cùng chiều với tốc độ 20 m/s.

  • Tự luận
  • Độ khó: 2
  • Video

Một ô tô con khối lượng 1,2 tấn đang chuyển động với tốc độ 25 m/s thì va chạm vào đuôi của một xe tải khối lượng 9 tấn đang chạy cùng chiều với tốc độ 20 m/s. Sau va chạm ô tô con vẫn chuyển động theo hướng cũ với tốc độ 18 m/s.
a) Xác định vận tốc của xe tải ngay sau va chạm.

b) Xác định phần năng lượng tiêu hao trong quá trình va chạm. Giải thích tại sao lại có sự tiêu hao năng lượng này.

Con lắc đạn đạo là thiết bị được sử dụng để đo tốc độ của viên đạn.

  • Tự luận
  • Độ khó: 3
  • Video

Con lắc đạn đạo là thiết bị được sử dụng để đo tốc độ của viên đạn. Viên đạn được bắn vào một khối gỗ lớn treo lơ lửng bằng dây nhẹ, không dãn. Sau khi va chạm, viên đạn ghim vào trong gỗ. Sau đó, toàn bộ hệ khối gỗ và viên đạn chuyển động như một con lắc lên độ cao h (Hình 4.6). Xét viên đạn có khối lượng , khối gỗ có khối lượng . Lấy . Bỏ qua lực cản của không khí. Tính

a) vận tốc của hệ sau khi viên đạn ghim vào khối gỗ.

b) tốc độ ban đầu của viên đạn.

Một vật khối lượng m1 chuyển động với vận tốc v1 đến va chạm trực diện đàn hồi vào vật m2 = 0,25 kg đang đứng yên.

  • Tự luận
  • Độ khó: 2
  • Video

Một vật khối lượng chuyển động với vận tốc đến va chạm trực diện đàn hồi vào vật đang đứng yên. Sau va chạm, vật tiếp tục chuyển động theo chiều ban đầu, vật chuyển động ngược chiều và cả hai vật sau va chạm đều có độ lớn vận tốc bằng . Tìm tỉ số .

Vật A có khối lượng 400 g chuyển động với tốc độ 5,0 m/s đến va chạm với vật B có khối lượng 300 g đang chuyển động theo chiều ngược lại với tốc độ 7,5 m/s.

  • Tự luận
  • Độ khó: 2
  • Video

Vật A có khối lượng 400 g chuyển động với tốc độ 5,0 m/s đến va chạm với vật B có khối lượng 300 g đang chuyển động theo chiều ngược lại với tốc độ 7,5 m/s. Sau va chạm vật A bật ngược trở lại với tốc độ 4,0 m/s. Tính vận tốc của vật B.

Đồ thị trong Hình 4.5 mô tả sự phụ thuộc của độ lớn lực F tác dụng lên một chất điểm theo thời gian.

  • Tự luận
  • Độ khó: 2
  • Video

Đồ thị trong Hình 4.5 mô tả sự phụ thuộc của độ lớn lực F tác dụng lên một chất điểm theo thời gian. Biết chất điểm có khối lượng 2 kg và ban đầu ở trạng thái nghỉ. Xác định tốc độ của chất điểm tại các thời điểm.

a) t = 3 s.

b) t = 5 s.

Một ô tô khối lượng m = 1,2 tấn đang chuyển động với vận tốc 72 km/h thì hãm phanh và dừng lại sau 12 giây.

  • Tự luận
  • Độ khó: 2
  • Video

Một ô tô khối lượng m = 1,2 tấn đang chuyển động với vận tốc 72 km/h thì hãm phanh và dừng lại sau 12 giây. Tìm lực hãm tác dụng lên ô tô.

Hai quả cầu giống hệt nhau có khối lượng 2 kg chuyển động cùng chiều với vận tốc v1 = 4 m/s; v2 = 6 m/s, sắp xảy ra va chạm.

  • Tự luận
  • Độ khó: 1
  • Video

Hai quả cầu giống hệt nhau có khối lượng 2 kg chuyển động cùng chiều với vận tốc ; , sắp xảy ra va chạm. Các quả cầu dính vào nhau sau khi va chạm. Xác định tốc độ của các quả cầu và hướng dịch chuyển của chúng sau va chạm.