Câu hỏi vật lý - Vật Lý 24/7

Hình 4.6 mô tả đồ thị độ dịch chuyển - thời gian của một chiếc xe ô tô chạy trên một đường thẳng. Tính vận tốc trung bình của xe.

  • Tự luận
  • Độ khó: 0

Hình 4.6 mô tả đồ thị độ dịch chuyển - thời gian của một chiếc xe ô tô chạy trên một dường thẳng. Tính vận tốc trung bình của xe.

Hình 4.5 mô tả đồ thị toạ độ - thời gian của hai xe. Hãy nêu đặc điểm chuyển động của mỗi xe.

  • Tự luận
  • Độ khó: 0

Hình 4.5 mô tả đồ thị tọa độ - thời gian của hai xe. Hãy nêu đặc điểm chuyển động của mỗi xe.

Trên đoạn đường thẳng có các vị trí A là nhà của bạn Nhật, B là trạm xe buýt, C là nhà hàng và D là trường học. Hãy xác định độ dịch chuyển của bạn Nhật trong các trường hợp.

  • Tự luận
  • Độ khó: 0

Trên đoạn đường thẳng có các vị trí A là nhà của bạn Nhật, B là trạm xe buýt, C là nhà hàng và D là trường học (Hình 4.4). Hãy xác định độ dịch chuyển của bạn Nhật trong các trường hợp: 


a) Bạn Nhật đi từ nhà đến trạm xe buýt.
b) Bạn Nhật đi từ nhà đến trạm trường học.
c) Bạn Nhật đi từ trường học đến trạm xe buýt.

Hình 4.3 mô tả đồ thị toạ độ - thời gian của hai chiếc xe trong cùng một khoảng thời gian. Xe nào có vận tốc tức thời lớn hơn? Tại sao?

  • Tự luận
  • Độ khó: 0

Hình 4.3 mô tả đồ thị tọa độ - thời gian của hai chiếc xe trong cùng một khoảng thời gian.
 
a) Xe nào có vận tốc tức thời lớn hơn? Tại sao?
b) Xe nào có tốc độ tức thời lớn hơn? Tại sao?

Hai xe A và B cách nhau 112 km và chuyển động ngược chiều vào nhau. Xe thứ nhất có tốc độ là 36 km/h, xe thứ hai có tốc độ 20 km/h. Viết phương trình chuyển động của hai xe.

  • Tự luận
  • Độ khó: 0

Hai xe A và B cách nhau 112 km và chuyển động ngược chiều vào nhau. Xe thứ nhất có tốc độ là 36 km/h, xe thứ hai có tốc độ là 20 km/h, cùng khởi hành lúc 7 giờ. Chọn gốc tọa độ tại A và chiều dương từ A đến B, gốc thời gian lúc 7 giờ.
a) Viết phương trình chuyển động của hai xe.
b) Tìm vị trí và thời điểm hai xe gặp nhau.
c) Vẽ đồ thị chuyển động của hai xe.

Hai xe A và B cách nhau 120 km và chuyển động ngược chiều nhau. Xe A có tốc độ 20 km/h, xe B có tốc độ 10 km/h. Viết phương trình chuyển động của 2 xe.

  • Tự luận
  • Độ khó: 0

Hai xe A và B cách nhau 120 km và chuyển động ngược chiều nhau. Xe A có tốc độ 20 km/h, xe B có tốc độ 10 km/h cùng khởi hành lúc 6 giờ. Chọn gốc tọa độ tại A và chiều dương từ A đến B, gốc thời gian là lúc 6 giờ.
a) Viết phương trình chuyển động của 2 xe.
b) Tìm quãng đường hai xe đi được lúc 6 giờ 30 phút.
c) Tìm vị trí và thời điểm hai xe gặp nhau.

Cùng một lúc tại hai điểm A và B cách nhau 10 km có hai ô tô chạy cùng chiều từ A đến B. Viết phương trình chuyển động của 2 xe. Tìm vị trí và thời điểm hai xe gặp nhau.

  • Tự luận
  • Độ khó: 0

Cùng một lúc tại hai điểm A và B cách nhau 10 km có hai ô tô chạy cùng chiều nhau trên đường thẳng từ A đến B. Tốc độ của ô tô chạy từ A là 54 km/h và của ô tô chạy từ B là 48 km/h. Chọn A làm mốc, chọn thời điểm xuất phát của 2 xe ô tô làm mốc thời gian và chọn chiều chuyển động của 2 xe làm chiều đương.
a) Viết phương trình chuyển động của 2 xe.
b) Tìm vị trí và thời điểm hai xe gặp nhau.
c) Vẽ đồ thị độ dịch chuyển - thời gian của hai xe trên cùng một hệ trục tọa độ.

Hai ô tô xuất phát cùng một lúc từ hai địa điểm A và B cách nhau 20 km, chuyển động thẳng đều cùng chiều từ A đến B. Lập phương trình chuyển động của hai xe.

  • Tự luận
  • Độ khó: 0

Hai ôtô xuất phát cùng một lúc từ hai địa điểm A và B cách nhau 20 km, chuyển động thẳng đều cùng chiều từ A đến B. Tốc độ lần lượt là 60 km/h và 40 km/h.
a) Lập phương trình chuyển động của hai xe trên cùng một trục tọa độ, lấy A làm gốc tọa độ, chiều AB là chiều dương.
b) Tìm vị trí, thời điểm hai xe gặp nhau.
c) Vẽ đồ thị tọa độ - thời gian của hai xe trên cùng hệ trục tọa độ.

Lúc 6 h sáng một người đi xe đạp từ A về B chuyển động thẳng đều với vận tốc 15 km/h. Lập phương trình chuyển động của xe đạp.

  • Tự luận
  • Độ khó: 0

Lúc 6 h sáng một người đi xe đạp từ A về B chuyển động thẳng đều với vận tốc 15 km/h.
a) Lập phương trình chuyển động của xe đạp.
b) Lúc 10 h thì xe đạp ở vị trí nào?

Một người tập thể dục chạy trên đường thẳng trong 10 min. Tính quãng đường chạy, độ dịch chuyển, tốc độ trung bình, vận tốc trung bình trên cả quãng đường chạy.

  • Tự luận
  • Độ khó: 0

Một người tập thể dục chạy trên đường thẳng trong 10 min. Trong 4 min đầu chạy với vận tốc 4 m/s, trong thời gian còn lại giảm vận tốc còn 3 m/s. Tính quãng đường chạy, độ dịch chuyển, tốc độ trung bình, vận tốc trung bình trên cả quãng đường chạy.