Câu hỏi vật lý - Vật Lý 24/7

Tính cường độ điện trường tại Q.

  • Trắc nghiệm
  • Độ khó: 3

Ba điểm thẳng hàng theo đúng thứ tự O, A, B và một điểm M sao cho MAB vuông cân tại A. Một điện tích điểm Q đặt tại O thì độ lớn cường độ điện trường do nó gây ra tại A và B lần lượt là 256000 V/m và 5625 V/m. Độ lớn cường độ điện trường do Q gây ra tại M gần giá trị nào nhất sau đây?

 

Tính khoảng cách OA.

  • Trắc nghiệm
  • Độ khó: 4

Tại O đặt một điện tích điểm Q. Một thiết bị đo độ lớn cường độ điện trường chuyển động từ từ A đến C theo một đường thẳng số chỉ của nó tăng từ E đến 25E9 rồi lại giảm xuống E. Khoảng cách AO bằng?

 

Tính cường độ điện trường tại I.

  • Trắc nghiệm
  • Độ khó: 3

Một điện tích điểm Q đặt tại đỉnh O của tam giác đều OMN. Độ lớn cường độ điện trường Q gây ra tại M và N đều bằng 750 V/m. Một thiết bị đo độ lớn cường độ điện trường chuyển động từ M đến N. Hỏi số chỉ lớn nhất của thiết bị trong quá trình chuyển động là bao nhiêu?

Tính cường độ điện trường tại M là trung điểm cạnh huyền AB.

  • Trắc nghiệm
  • Độ khó: 3

Trong không gian có ba điểm OAB sao cho OAOB và M là trung điểm của AB. Tại điểm O đặt điện tích điểm Q. Độ lớn cường độ điện trường tại điểm A, M và B lần lượt là EA, EM và EB. Nếu EA = 10000 V/m, EB = 5625 V/m thì EM bằng?

 

Tính cường độ điện trường tại M.

  • Trắc nghiệm
  • Độ khó: 3

Tại điểm O đặt điện tích điểm Q. Trên tia Ox có ba điểm theo đúng thứ tự A, M, B. Độ lớn cường độ điện trường tại điểm A, M, B lần lượt là EA, EM và EB. Nếu EA = 90000 V/m, EB = 5625 V/m và MA = 2MB thì EM bằng bao nhiêu?

 

Tính độ lớn cường độ điện trường tại B.

  • Trắc nghiệm
  • Độ khó: 3

Tại điểm O đặt điện tích điểm Q. Trên tia Ox có ba điểm theo đúng thứ tự A, M, B. Độ lớn cường độ điện trường tại điểm A, M, B lần lượt là EA, EM và EB. Nếu EA = 900V/m; EM = 225 V/m và M là trung điểm của AB thì EB bằng bao nhiêu?

Tính thời gian từ lúc xuất phát đến lúc trở về điểm M.

  • Trắc nghiệm
  • Độ khó: 3

Một electron chuyển động cùng hướng với đường sức của một điện trường đều rất rộng có cường độ 364 V/m. Electron xuất phát từ điểm M với độ lớn vận tốc 3,2.106 m/s. Cho biết điện tích và khối lượng của electron lần lượt là: -1,6.10-19 C và m = 9,1.10-31 kg. Thời gian kể từ lúc xuất phát đến lúc electron trở về điểm M là

 

Tính cường độ điện trường tác dụng lên electron.

  • Trắc nghiệm
  • Độ khó: 3

Một electron chuyển động với vận tốc ban đầu 2.106 m/s dọc theo một đường sức điện của một điện trường đều được một quãng đường 1 cm thì dừng lại. Điện tích của electron là -1,6.10-19 C, khối lượng của electron là 9,1.10-31kg. Xác định độ lớn cường độ điện trường.

Tìm giá trị điện tích của giọt dầu.

  • Trắc nghiệm
  • Độ khó: 4

Một vật hình cầu, có khối lượng riêng của dầu D1 = 8 (kg/m3), có bán kính R = 1 cm, tích điện q, nằm lơ lửng trong không khí trong đó có một điện trường đều. Véc tơ cường độ điện trường hướng thẳng đứng từ trên xuống dưới và có độ lớn là E = 500 V/m. Khối lượng riêng của không khí là D2 = 1,2 (kg/m3). Gia tốc trọng trường là g = 9,8 (m/s2). Chọn phương án đúng?

 

Tính độ lớn điện tích q của quả cầu.

  • Trắc nghiệm
  • Độ khó: 3

Một quả cầu nhỏ tích điện, có khối lượng m = 0,1 g, được treo ở đầu một sơi chỉ mảnh, trong một điện trường đều, có phương nằm ngang và có cường độ điện trường E = 103 V/m. Dây chỉ hợp với phương thẳng đứng một góc 14°. Tính độ lớn điện tích của quả cầu. Lấy g = 10 m/s2.