Câu hỏi vật lý - Vật Lý 24/7

Tính lực tĩnh điện giữa hai quả cầu treo vào hai sợi dây hợp với nhau góc 30 độ.

  • Trắc nghiệm
  • Độ khó: 2

Trong không khí, hai quả cầu nhỏ cùng khối lượng 0,1 g được treo vào một điểm bằng hai sợi dây nhẹ, cách điện, có độ dài bằng nhau. Cho hai quả cầu nhiễm điện thì chúng đẩy nhau. Khi hai quả cầu cân bằng, hai dây treo hợp với nhau một góc 30o. Lấy g = 10 m/s2. Lực tương tác tĩnh điện giữa hai quả cầu có độ lớn là 

Tính điện tích lúc đầu của quả cầu thứ nhất.

  • Trắc nghiệm
  • Độ khó: 4

Cho hai quả cầu kim loại nhỏ, giống nhau, tích điện và cách nhau 10 cm thì chúng hút nhau một lực bằng 5,4 N. Cho chúng tiếp xúc với nhau rồi tách chúng ra đến khoảng cách như cũ thì chúng đẩy nhau một lực bằng 5,625 N. Điện tích lúc đầu của quả cầu thứ nhất không thể là

Xác định loại điện tích và tính giá trị của chúng.

  • Trắc nghiệm
  • Độ khó: 3

Hai điện tích q1 và q2 đặt cách nhau 20 cm trong không khí, chúng đẩy nhau với một lực F = 1,8 N. Biết q1+ q2 = - 6.10-6 C và q1 > q2. Xác định loại điện tích của q1 và q2. Tính q1 và q2.

 

Tính tần số góc của electron của nguyên tử Heli.

  • Trắc nghiệm
  • Độ khó: 3

Biết điện tích của electron là -1,6.10-19 C. Khối lượng của electron là 9,1.10-31 kg. Giả sử trong nguyên tử Heli, electron chuyển động tròn đều quanh hạt nhân với bán kính quỹ đạo 29,4 pm thì tốc độ góc của electron đó sẽ là bao nhiêu?

 

Tính hằng số điện môi của dầu.

  • Trắc nghiệm
  • Độ khó: 2

Hai điện tích điểm có độ lớn bằng nhau được đặt trong không khí cách nhau 12 cm. Lực tương tác giữa hai điện tích đó bằng F. Đặt hai điện tích đó trong dầu và đưa chúng cách nhau 8 cm thì lực tương tác giữa chúng vẫn bằng F. Tính hằng số điện môi của dầu.

Tính tỉ lệ giữa lực tĩnh điện và lực hấp dẫn.

  • Trắc nghiệm
  • Độ khó: 3

Xét nguyên tử Heli, gọi Fd và Fhdlần lượt là lực hút tĩnh điện và lực hấp dẫn giữa một electron và hạt nhân. Điện tích của electron: -1,6.10-19 C. Khối lượng của electron: 9,1.10-31 kg. Khối lượng của Heli: 6,65.10-27kg. Hằng số hấp dẫn: 6,67.10-11 N.m2/kg2. Chọn kết quả đúng.

Xác định khoảng cách d giữa hai điện tích điểm.

  • Trắc nghiệm
  • Độ khó: 2

Trong không khí, khi hai điện tích điểm đặt cách nhau lần lượt là d và d + 10 (cm) thì lực tương tác điện giữa chúng có độ lớn tương ứng là 2.10-6 N và 5.10-7 N. Giá trị của d là

Tính độ lớn điện tích của hai quả cầu.

  • Trắc nghiệm
  • Độ khó: 1

Hai quả cầu nhỏ mang điện tích có độ lớn bằng nhau, đặt cách nhau 10 cm trong chân không thì tác dụng lên nhau một lực 9.10-3 N. Xác định độ lớn điện tích của hai quả cầu đó.

Tính lực tĩnh điện giữa hạt nhân trong nguyên tử Heli.

  • Trắc nghiệm
  • Độ khó: 2

Tính lực hút tĩnh điện giữa hạt nhân trong nguyên tử Heli với một electron trong vỏ nguyên tử. Cho rằng electron này nằm cách hạt nhân 2,94.10-11m.

Công thức đúng của định luật Coulomb.

  • Trắc nghiệm
  • Độ khó: 1

Chỉ ra công thức đúng của định luật Coulomb trong chân không.