Câu hỏi vật lý - Vật Lý 24/7

Tính khoảng cách giữa hai điện tích điểm.

  • Trắc nghiệm
  • Độ khó: 1

Hai điện tích điểm bằng nhau đặt trong chân không cách nhau một khoảng 8 cm thì đẩy nhau một lực là 9.10-5 N. Để lực đẩy giữa chúng là 1,6.10-4 N thì khoảng cách giữa chúng là

Tính lực tương tác khi hai điện tích điểm cách nhau 1 cm.

  • Trắc nghiệm
  • Độ khó: 1

Lực tương tác tĩnh điện giữa hai điện tích điểm đứng yên đặt cách nhau một khoảng 4 cm là F. Nếu để chúng cách nhau 1 cm thì lực tương tác giữa chúng là 

Xác định lực tương tác của q2 lên q1.

  • Trắc nghiệm
  • Độ khó: 1

Hai điện tích q1 = q, q2 = -3q đặt cách nhau một khoảng r. Nếu điện tích q1 tác dụng lên điện tích q2 có độ lớn là F thì lực tác dụng của điện tích q2 lên q1 có độ lớn là 

Tính độ lớn lực tĩnh điện khi đưa hai điện tích điểm vào dầu hỏi.

  • Trắc nghiệm
  • Độ khó: 1

Hai điện tích điểm đứng yên trong không khí cách nhau một khoảng r tác dụng lên nhau lực có độ lớn bằng F. Khi đưa chúng vào trong dầu hoả có hằng số điện môi ε = 2 và giảm khoảng cách giữa chúng còn r/3 thì độ lớn của lực tương tác giữa chúng là 

Tương tác của hai điện tích điểm.

  • Trắc nghiệm
  • Độ khó: 1

Cách biểu diễn lực tương tác giữa hai điện tích đứng yên nào sau đây là sai?

Tính khoảng cách ban đầu của hai điện tích.

  • Trắc nghiệm
  • Độ khó: 2

Lực hút tĩnh điện giữa hai điện tích là 2.10-6 N. Khi đưa chúng xa nhau thêm 2 cm thì lực hút là 5.10-7 N. Khoảng cách ban đầu giữa chúng là

Tính m2.q khi thay đổi khối lượng hạt một.

  • Trắc nghiệm
  • Độ khó: 3

Hai hạt có khối lượng m1 và m2 mang điện tích bằng nhau và bằng q chuyển động không ma sát dọc theo trục x'x trong không khí. Khi hai hạt này cách nhau 2,6 cm thì gia tốc của hạt 1 là 4,41.103 m/s2, của hạt 2 là 8,40.103 m/s2. Bỏ qua lực hấp dẫn. Nếu m1 = 1,6 mgthì m2.q gần giá trị nào nhất sau đây?

Tính tỉ số q1/q2 sau khi cho chúng tiếp xúc nhau.

  • Trắc nghiệm
  • Độ khó: 4

Hai quả cầu kim loại nhỏ, giống hệt nhau, chứa các điện tích cùng dấu q1 và q2, đuợc treo vào chung một điểm O bằng hai sợi dây chỉ mảnh, không dãn, dài bằng nhau. Hai quả cầu đẩy nhau và góc giữa hai dây treo là 60°. Cho hai quả cầu tiếp xúc với nhau, rồi thả ra thì chúng đẩy nhau mạnh hơn và góc giữa hai dây treo bây giờ là 90°. Tỉ số q1/q2 có thể là

Tính điện tích đã truyền cho hai quả cầu.

  • Trắc nghiệm
  • Độ khó: 2

Hai quả cầu nhỏ giống nhau bằng kim loại, có khối lượng 5 g, được treo vào cùng một điểm O bằng hai sợi dây không dãn, dài 10 cm. Hai quả cầu tiếp xúc với nhau. Tích điện cho một quả cầu thì thấy hai quả cầu đẩy nhau cho đến khi hai dây treo hợp với nhau một góc 60°. Tính điện tích đã truyền cho quả cầu. Lấy g = 10 m/s2.

Xác định độ lớn q của hai quả cầu.

  • Trắc nghiệm
  • Độ khó: 2

Hai quả cầu nhỏ giống nhau, cùng khối lượng m = 0,2 kg, được treo tại cùng một điểm bằng hai sợi tơ mảnh dài 0,5 m. Khi mỗi quả cầu tích điện q như nhau, chúng tách nhau ra một khoảng r = 5 cm. Lấy g = 10 m/s2. Xác định độ lớn của q.