Câu hỏi vật lý - Vật Lý 24/7

Một vật có trục quay cố định chịu tác dụng của lực F. Tình huống nào sau đây, lực F sẽ gây tác dụng làm quay đối với vật?

  • Tự luận
  • Độ khó: 0

Một vật có trục quay cố định chịu tác dụng của lực F. Tình huống nào sau đây, lực F sẽ gây tác dụng làm quay đối với vật?
A. Giá của lực F không đi qua trục quay.
B. Giá của lực F song song với trục quay.
C. Giá của lực F đi qua trục quay.
D. Giá của lực F có phương bất kì.

Một thanh đồng chất tì lên giá đỡ tại O và được giữ nằm cân bằng với lực đặt tại A và B. Vì thanh cân bằng nên hai lực A và B sẽ cho hợp lực đặt tại O. Độ lớn lực tại B là bao nhiêu?

  • Tự luận
  • Độ khó: 0

Một thanh đồng chất tì lên giá đỡ tại O và được giữ nằm cân bằng với lực đặt tại A và B như hình 2.16. Vì thanh cân bằng nên hai lực tại A và B sẽ cho hợp lực đặt tại O. Độ lớn của lực tại B là 


A. X = 11 N. 
B. X = 36 N.
C. X = 47 N.
D. Không xác định được vì thiếu thông tin.

Một học sinh kiểm tra lại quy tắc tổng hợp lực đồng quy bằng cách bố trí thí nghiệm với các quả cân, ròng rọc, dây nối và một vòng nhựa mảnh. Giải thích tại sao khi vừa thả ra thì vòng chuyển động thẳng đứng.

  • Tự luận
  • Độ khó: 0

Một học sinh kiểm tra lại quy tắc tổng hợp lực đồng quy bằng cách bố trí thí nghiệm với các quả cân, ròng rọc, dây nối và một vòng nhựa mảnh, nhẹ. Lúc đầu vòng được giữ như hình 2.15. 


a) Giải thích tại sao khi vừa thả ra thì vòng chuyển động thẳng đứng xuống dưới.
b) Học sinh này đổi các quả cân có trọng lượng P vào dây treo 6 N thì hệ thống cân bằng khi thả ra. Tính P.
c) Thực hiện lại thí nghiệm trên để kiểm tra. 

Hình 2.14 biểu diễn các lực tác dụng lên một vận động viên trượt tuyết khi đang tăng tốc xuống dốc. Gọi tên các lực tác dụng lên vận động viên. Tính thành phần theo phương mặt dốc.

  • Tự luận
  • Độ khó: 0

Hình 2.14 biểu diễn các lực tác dụng lên một vận động viên trượt tuyết khi đang tăng tốc xuống dốc. 


a) Gọi tên các lực tác dụng lên vận động viên và có độ lớn được cho trên hình 2.14.
b) Tính thành phần theo phương mặt dốc của trọng lực tác dụng lên vận động viên.
c) Tính hợp lực theo phương mặt dốc tác dụng lên vận động viên và giải thích tại sao người đó đang xuống dốc nhanh dần. 
d) Giải thích tại sao phản lực của mặt đất lên vận động viên không giúp tăng tốc của chuyển động.
e) Chứng tỏ rằng thành phần theo phương vuông góc với mặt dốc của trọng lực bằng phản lực của mặt đất lên vận động viên.

Một lực 250 N tác dụng lên vật theo phương nghiêng một góc 45 độ so với phương thẳng đứng. Giải thích tại sao hai thành phần này có độ lớn bằng nhau.

  • Tự luận
  • Độ khó: 0

Một lực 250 N tác dụng lên vật theo phương nghiêng một góc 45° so với phương thẳng đứng.
a) Xác định thành phần theo phương ngang và theo phương thẳng đứng của lực này.
b) Giải thích tại sao hai thành phần này có độ lớn bằng nhau.

Cho lực 100 N như hình 2.13. Dùng hình vẽ xác định thành phần nằm ngang và thành phần thẳng đứng của lực này. Tính độ lớn của mỗi thành phần của lực.

  • Tự luận
  • Độ khó: 0

Cho lực 100 N như hình 2.13. 


a) Dùng hình vẽ xác định thành phần nằm ngang và thành phần thẳng đứng của lực này.
b) Tính độ lớn của mỗi thành phần của lực.
c) Kiểm tra kết quả câu b bằng cách sử dụng định lí Pythagoras để chứng tỏ rằng hợp lực của hai thành phần bằng lực ban đầu (100 N). 

Một thiết bị cảm biến có trọng lượng 2,5 N được thả xuống dòng nước chảy xiết. Nó không rơi theo phương thẳng đứng. Tính độ lớn lực tác dụng lên thiết bị.

  • Tự luận
  • Độ khó: 0

Một thiết bị cảm biến có trọng lượng 2,5 N được thả xuống dòng nước chảy xiết. Nó không rơi theo phương thẳng đứng, vì dòng nước chảy tác dụng lên thiết bị một lực đẩy 1,5 N sang ngang (Hình 2.12). Lực đẩy Archimedes của nước lên thiết bị 0,5 N. 


a) Tính độ lớn hợp lực tác dụng lên thiết bị.
b) Thiết bị đó có ở trạng thái cân bằng không?

Khi vận hành, nếu lực đẩy của động cơ là 50 kN thì con tàu có trọng lượng 1000 kN đi với vận tốc không đổi. Con tàu có đang ở trạng thái cân bằng không? Vì sao?

  • Tự luận
  • Độ khó: 0

Khi vận hành, nếu lực đẩy của động cơ là 50 kN thì con tàu có trọng lượng 1 000 kN đi với vận tốc không đổi.
a) Con tàu có đang ở trạng thái cân bằng không? Vì sao?
b) Lực đẩy Archimedes của nước lên tàu là bao nhiêu?
c) Lực cản của nước đối với tàu là bao nhiêu?

Một viên đá đang rơi chịu tác dụng của hai lực: trọng lực có độ lớn 15 N và lực đẩy của gió. Dùng giản đồ vectơ xác định hợp lực của hai lực lên viên đá.

  • Tự luận
  • Độ khó: 0

Một viên đá đang rơi chịu tác dụng của hai lực: trọng lực có độ lớn 15 N và lực đẩy do gió, tác dụng theo phương ngang, có độ lớn 3 N.
a) Biểu diễn các lực tác dụng lên viên đá.
b) Dùng giản đồ vectơ xác định hợp lực của hai lực lên viên đá.
c) Xác định độ lớn hợp lực tác dụng lên viên đá và tính góc của hợp lực so với phương ngang.

Hình 2.11a biểu diễn một vật chịu hai lực tác dụng lên nó. Hai lực này vuông góc với nhau. Hình 2.11b biểu diễn giản đồ vectơ để xác định hợp lực của hai lực đó.

  • Tự luận
  • Độ khó: 0

Hình 2.11a biểu diễn một vật chịu hai lực tác dụng lên nó. Hai lực này vuông góc với nhau. 
Hình 2.11b biểu diễn giản đồ vectơ để xác định hợp lực của hai lực đó.
 
a) Tính độ lớn của hợp lực.
b) Sử dụng công thức lượng giác để tính góc của hợp lực so với phương ngang.