Câu hỏi vật lý - Vật Lý 24/7

Hai xe lăn nhỏ có khối lượng m1 = 300 g, m2 = 2 kg chuyển động trên mặt phẳng ngang ngược chiều với nhau với các vận tốc v1 = 2 m/s và v2 = 0,8 m/s. Tìm độ lớn và chiều của vận tốc này.

  • Tự luận
  • Độ khó: 0

Hai xe lăn nhỏ có khối lượng m1 = 300 g, m2 = 2 kg chuyển động trên mặt phẳng ngang ngược chiều với nhau với các vận tốc tương ứng v1 = 2 m/s và v2 = 0,8 m/s. Sau khi va chạm, hai xe dính vào nhau và cùng chuyển động với cùng vận tốc. Tìm độ lớn và chiều của vận tốc này. Bỏ qua mọi lực cản.

Vật 500 g chuyển động với vận tốc 4 m/s không ma sát trên mặt phẳng nằm ngang thì va chạm vào vật thứ hai có khối lượng 300 g đang đứng yên. Tìm vận tốc của 2 vật sau va chạm.

  • Tự luận
  • Độ khó: 0

Vật 500 g chuyển động với vận tốc 4 m/s không ma sát trên mặt phẳng nằm ngang thì va chạm vào vật thứ hai có khối lượng 300 g đang đứng yên. Sau va chạm, hai vật dính làm một. Tìm vận tốc của 2 vật sau va chạm.

Con lắc đạn đạo là thiết bị được sử dụng để đo tốc độ của viên đạn. Xét viên đạn có khối lượng m1 = 5 g, m2 = 1 kg và h = 5 cm. Tính vận tốc của hệ sau khi viên đạn ghim vào khối gỗ.

  • Tự luận
  • Độ khó: 0

Con lắc đạn đạo là thiết bị được sử dụng để đo tốc độ của viên đạn. Viên đạn được bắn vào một khối gỗ lớn treo lơ lửng bằng dây nhẹ, không dãn. Sau khi va chạm, viên đạn ghim vào trong gỗ. Sau đó, toàn bộ hệ khối gỗ và viên đạn chuyển động như một con lắc lên độ cao h (Hình 19.3). Xét viên đạn có khối lượng m1 = 5 g, khối gỗ có khối lượng m2 = 1 kg và h = 5 cm. Lấy g = 9,8 m/s2. Bỏ qua lực cản của không khí. 


a) Tính vận tốc của hệ sau khi viên đạn ghim vào khối gỗ.
b) Tính tốc độ ban đầu của viên đạn.

Bắn một viên đạn có khối lượng 10 g theo phương nằm ngang vào một mẫu gỗ có khối lượng 390 g đặt trên một mặt phẳng nhẵn nằm ngang. Tính vận tốc của đạn trước khi mắc vào gỗ.

  • Tự luận
  • Độ khó: 0

Bắn một viên đạn có khối lượng 10 g theo phương nằm ngang vào một mẫu gỗ có khối lượng 390 g đặt trên một mặt phẳng nhẵn nằm ngang. Đạn mắc vào gỗ và cùng chuyển động với vận tốc 10 m/s. Tính vận tốc của đạn trước khi mắc vào gỗ.

Một viên đạn 10 g chuyển động với vận tốc 1000 m/s xuyên qua tấm gỗ. Sau đó vận tốc của viên đạn là 500 m/s. Tính độ biến thiên động lượng và lực cản trung bình của tấm gỗ.

  • Tự luận
  • Độ khó: 0

Một viên đạn 10 g chuyển động với vận tốc 1000 m/s xuyên qua tấm gỗ. Sau đó vận tốc của viên đạn là 500 m/s, thời gian viên đạn xuyên qua tấm gỗ là 0,01 s. Tính độ biến thiên động lượng và lực cản trung bình của tấm gỗ.

Viên đạn khối lượng 20 g đang bay với vận tốc 600 m/s thì gặp một cánh cửa thép. Đạn xuyên qua cửa trong thời gian 0,002 s. Tính lực cản trung bình của cửa tác dụng lên đạn.

  • Tự luận
  • Độ khó: 0

Viên đạn khối lượng 20 g đang bay với vận tốc 600 m/s thì gặp một cánh cửa thép. Đạn xuyên qua cửa trong thời gian 0,002 s. Sau khi xuyên qua cánh cửa vận tốc của đạn còn 300 m/s.Tính lực cản trung bình của cửa tác dụng lên đạn.

Một vật có khối lượng 1 kg trượt không ma sát trên một mặt phẳng ngang với tốc độ 5 m/s đến đập vào một bức tường. Tính độ lớn lực F do tường tác dụng lên vật.

  • Tự luận
  • Độ khó: 0

Một vật có khối lượng 1 kg trượt không ma sát trên một mặt phẳng ngang với tốc độ 5 m/s đến đập vào một bức tường thẳng đứng theo phương vuông góc với tường. Sau va chạm, vật bật ngược trở lại phương cũ với tốc độ 2 m/s. Thời gian tương tác là 4 s. Tính độ lớn lực F do tường tác dụng lên vật.

Một quả bóng có khối lượng 50 g đang bay theo phương ngang với tốc độ 2 m/s thì va chạm vào tường và bị bật trở lại với cùng một tốc độ. Tính độ biến thiên động lượng.

  • Tự luận
  • Độ khó: 0

Một quả bóng có khối lượng 50 g đang bay theo phương ngang với tốc độ 2 m/s thì va chạm vào tường và bị bật trở lại với cùng một tốc độ. Tính độ biến thiên động lượng của quả bóng.

Một khẩu pháo gắn chặt vào xe và xe có thể di chuyển dọc theo đường ray nằm ngang như Hình 19.5. Biết khối lượng khẩu pháp và xe là 5000 kg. Tính tốc độ giật lùi của khẩu pháo.

  • Tự luận
  • Độ khó: 0

Một khẩu pháo gắn chặt vào xe và xe có thể di chuyển dọc theo đường ray nằm ngang như Hình 19.5. Khẩu pháo bắn ra một viên đạn khối lượng 200 kg với tốc độ 125 m/s theo hướng hợp với phương ngang 450. Biết khối lượng khẩu pháo và xe là 5000 kg. Tính tốc độ giật lùi của khẩu pháo.

Một quả lựu đạn đang bay theo phương ngang với vận tốc 10 m/s, bị nổ và tách thành hai mảnh 10 N và 15 N. Xác định vận tốc và phương chuyển động của mảnh nhỏ.

  • Tự luận
  • Độ khó: 0

Một quả lựu đạn đang bay theo phương ngang với vận tốc 10 m/s, bị nổ và tách thành hai mảnh có trọng lượng 10 N và 15 N. Sau khi nổ, mảnh to vẫn chuyển động theo phương ngang với vận tốc 25 m/s cùng chiều chuyển động ban đầu. Lấy g = 10 m/s2. Xác định vận tốc và phương chuyển động của mảnh nhỏ.