Câu hỏi vật lý - Vật Lý 24/7

Đặt một vật nằm yên trên một tấm ván ban đầu nằm ngang có một đầu gắn vào bản lề quay được. Khi nâng tấm ván tới một góc nghiêng nào đó thì vật bắt đầu trượt. Hãy giải thích hiện tượng.

  • Tự luận
  • Độ khó: 2
  • Video

Đặt một vật nằm yên trên một tấm ván ban đầu nằm ngang có một đầu gắn vào bản lề quay được. Nâng chậm đầu còn lại của tấm ván lên cao, ta thấy lúc đầu vật vẫn nằm yên trên mặt phẳng nghiêng và khi nâng tấm ván tới một góc nghiêng α0 nào đó thì vật bắt đầu trượt. Lặp lại thí nghiệm nhiều lần, ta vẫn thu được kết quả trên. Hãy giải thích hiện tượng xảy ra.

Một khối gỗ hình hộp chữ nhật có tiết diện S = 40 cm^2 cao h = 10 cm. Có khối lượng m = 240 g. Tính chiều cao x của phần gỗ nổi trên mặt nước.

  • Tự luận
  • Độ khó: 0

Một khối gỗ hình hộp chữ nhật có tiết diện S = 40 cm2 cao h = 10 cm. Có khối lượng m = 240 g. Khối lượng riêng của nước là ρ = 1000 kg/m3. Thả khối gỗ vào nước, khối gỗ nổi lơ lửng trên mặt nước như hình vẽ. Tìm chiều cao x của phần gỗ nổi trên mặt nước.

Một vật có khối lượng 630 g làm chất có khối lượng 10,5 h/cm2 được nhúng hoàn toàn trong nước. Tìm lực đẩy Archimedes tác dụng lên vật.

  • Tự luận
  • Độ khó: 0

Một vật có khối lượng 630 g làm bằng chất có khối lượng riêng 10,5 g/cm2 được nhúng hoàn toàn trong nước. Lấy g = 10 m/s2. Tìm lực đẩy Archimedes tác dụng lên vật, biết khối lượng riêng của nước là 997 kg/m3.

Một vận động viên trượt tuyết có cân nặng 70 kg trượt không vận tốc đầu từ đỉnh đồi cao 25 m. Tính gia tốc và vận tốc của vận động viên.

  • Tự luận
  • Độ khó: 0

Một vận động viên trượt tuyết có cân nặng 70 kg trượt không vận tốc đầu từ đỉnh đồi cao 25 m, quãng đường trượt từ đỉnh xuống chân đồi là 50 m. Cho g = 10 m/s2, hệ số ma sát giữa ván trượt và mặt tuyết là μ = 0,05.


a) Tính gia tốc và vận tốc của vận động viên tại chân đồi. 
b) Khi xuống đến chân đồi núi, vận động viên tiếp tục trượt trên mặt đường nằm ngang, hệ số ma sát lúc này là μ' = 0,1. Tính từ lúc trượt trên mặt đường nằm ngang, sau bao lâu thì vận động viên dừng lại.

Một ô tô có khối lượng 1,2 tấn đang lên dốc, biết dốc nghiêng 30 độ so với mặt phẳng ngang. Hệ số ma sát 0,05. Tính gia tốc của xe khi lên dốc.

  • Tự luận
  • Độ khó: 0

Một ô tô có khối lượng 1,2 tấn đang lên dốc, biết dốc nghiêng 300 so với mặt phẳng ngang. Lực phát động gây ra bởi động cơ ô tô có độ lớn 8000 N. Hệ số ma sát lăn giữa bánh xe và mặt đường là μ = 0,05. Cho g = 9,8 m/s2. Tính gia tốc của xe khi lên dốc. 

Một thùng hàng trọng lượng 500 N đang trượt xuống dốc. Vẽ giản đồ vectơ lực tác dụng lên thùng. Tính các thành phần của trọng lực. Xác định hệ số ma sát trượt.

  • Tự luận
  • Độ khó: 3
  • Video

Một thùng hàng trọng lượng 500 N đang trượt xuống dốc. Mặt dốc tạo với phương ngang một góc 300. Chọn hệ tọa độ vuông góc xOy sao cho trục Ox theo hướng chuyển động của thùng.
a) Vẽ giản đồ vectơ lực tác dụng lên thùng.
b) Tính các thành phần của trọng lực theo các trục tọa độ vuông góc.
c) Giải thích tại sao lực pháp tuyến của dốc lên thùng hàng không có tác dụng kéo thùng hàng xuống đốc?
d) Xác định hệ số ma sát trượt giữa mặt dốc và thùng hàng nếu đo được gia tốc chuyển động của thùng là 2 m/s2. Bỏ qua ma sát của không khí lên thùng. 

Một học sinh dùng dây kéo một thùng sách nặng 8 kg chuyển động trên mặt sàn nằm ngang. Hãy xác định độ lớn của lực kéo để thùng sách chuyển động thẳng đều.

  • Tự luận
  • Độ khó: 0

Một học sinh dùng dây kéo một thùng sách nặng 8 kg chuyển động trên mặt sàn nằm ngang. Dây nghiêng một góc chếch lên trên 450so với phương ngang. Hệ số ma sát trượt giữa dây thùng và mặt sàn là μ = 0,2 (lấy g = 9,8 m/s2). Hãy xác định độ lớn của lực kéo để thùng sách chuyển động thẳng đều. 

Một vật có khối lượng M = 33 kg được đẩy trên mặt không ma sát bằng 1 thanh sắt có khối lượng m = 3,2 kg. Hãy chỉ ra các cặp lực - phản lực theo phương ngang.

  • Tự luận
  • Độ khó: 2
  • Video

Một vật có khối lượng M = 33 kg được đẩy trên mặt không ma sát bằng 1 thanh sắt có khối lượng m = 3,2 kg. Vật chuyển động (từ trạng thái đứng yên) một đoạn 77 cm trong thời gian 1,7 s với gia tốc không đổi. 


a) Hãy chỉ ra các cặp lực - phản lực theo phương ngang.
b) Tay sẽ phải tác dụng lên thanh một lực bằng bao nhiêu?
c) Thanh sắt đẩy vật với một lực bằng bao nhiêu?
d) Hợp lực tác dụng lên thanh sắt bằng bao nhiêu?

Một chất điểm khối lượng m = 500 g trượt trên mặt phẳng nằm ngang dưới tác dụng của lực kéo theo phương ngang. Xác định giá trị của lực kéo trên mỗi giai đoạn OA, OB và BC.

  • Tự luận
  • Độ khó: 2
  • Video

Một chất điểm khối lượng m = 500 g trượt trên mặt phẳng nằm ngang dưới tác dụng của lực kéo theo phương ngang. Cho hệ số ma sát μ = 0,4, lấy g = 10 m/s2. Đồ thị vận tốc - thời gian của chất điểm như hình vẽ. Xác định giá trị của lực kéo trên mỗi giai đoạn OA, OB và BC.

Một người kéo dây để giữ thùng hàng như hình vẽ. Trên hình đã biểu diễn hai lực. Nêu rõ vật mà lực đó tác dụng lên, hướng của lực và loại lực.

  • Tự luận
  • Độ khó: 2
  • Video

Một người kéo dây để giữ thùng hàng như hình vẽ. Trên hình đã biểu diễn hai lực. 


a) Chỉ ra lực còn lại tạo thành cặp lực - phản lực theo định luật III Newton với mỗi lực này. Nêu rõ vật mà lực đó tác dụng lên, hướng của lực và loại lực. 
b) Biểu diễn các lực tác dụng lên thùng hàng.
c) Biểu diễn các lực tác dụng lên người.