Câu hỏi vật lý - Vật Lý 24/7

Người ta dùng búa đóng một cây đinh vào một khối gỗ thì

  • Tự luận
  • Độ khó: 0
  • Video

Người ta dùng búa đóng một cây đinh vào một khối gỗ thì 

A. lực của búa tác dụng vào đinh lớn hơn lực của đinh tác dụng vào búa.

B. lực của búa tác dụng vào đinh nhỏ hơn lực của đinh tác dụng vào búa.

C. lực của búa tác dụng vào đinh về độ lớn bằng lực của đinh tác dụng vào búa.

D. tuỳ thuộc đinh di chuyển nhiều hay ít mà lực của đinh tác dụng vào búa lớn hơn hay nhỏ hơn lực của búa tác dụng vào đinh.

Cặp "lực và phản lực" trong định luật III Newton có tính chất nào?

  • Tự luận
  • Độ khó: 0
  • Video

Cặp “lực và phản lực” trong định luật III Newton 

A. tác dụng vào cùng một vật.

B. tác dụng vào hai vật khác nhau.    

C. không bằng nhau về độ lớn. 

D. bằng nhau về độ lớn nhưng không cùng giá.

Chọn phát biểu đúng. Gia tốc của vật có độ lớn tỉ lệ thuận với khối lượng của vật.

  • Tự luận
  • Độ khó: 0
  • Video

Chọn phát biểu đúng. 

A. Gia tốc của vật có độ lớn tỉ lệ thuận với khối lượng của vật. 

B. Gia tốc của vật có hướng trùng với hướng của lực tác dụng lên vật.

C. Gia tốc của vật có độ lớn tỉ lệ nghịch với độ lớn lực tác dụng lên vật.

D. Vectơ lực tác dụng lên vật có hướng trùng với hướng chuyển động của vật.

Câu nào sau đây là đúng? Không có lực tác dụng thì vật không thể chuyển động. Không có vật nào có thể chuyển động ngược chiều với lực tác dụng lên nó.

  • Tự luận
  • Độ khó: 0
  • Video

Câu nào sau đây là đúng? 

A. Không có lực tác dụng thì vật không thể chuyển động. 

B. Không vật nào có thể chuyển động ngược chiều với lực tác dụng lên nó.

C. Một vật có thể chịu tác dụng đồng thời của nhiều lực mà vẫn chuyển động thẳng đều.

D. Một vật bất kì chịu tác dụng của một lực có độ lớn tăng dần thì chuyển động nhanh dần.

Đại lượng đặc trưng cho mức quán tính của một vật là

  • Tự luận
  • Độ khó: 0
  • Video

Đại lượng đặc trưng cho mức quán tính của một vật là 

A. trọng lượng của vật.

B. khối lượng của vật.

C. vận tốc của vật. 

D. lực tác dụng lên vật.

Khi đang đi xe đạp trên đường nằm ngang, nếu ta ngừng đạp, xe vẫn tự di chuyển đó là nhờ:

  • Tự luận
  • Độ khó: 0
  • Video

Khi đang đi xe đạp trên đường nằm ngang, nếu ta ngừng đạp, xe vẫn tự di chuyển. Đó là nhờ

A. trọng lượng của xe nhỏ.

B. quán tính của xe.

C. lực ma sát nhỏ.

D. phản lực của mặt đường không đáng kể.

Hãy chỉ ra kết luận sai. Lực là nguyên nhân làm cho

  • Tự luận
  • Độ khó: 0
  • Video

Hãy chỉ ra kết luận sai

Lực là nguyên nhân làm cho 

A. vật chuyển động.

B. độ lớn vận tốc của vật thay đổi.        

C. hình dạng của vật thay đổi.

D. hướng chuyển động của vật thay đổi.

Hợp lực của tất cả các lực tác dụng lên vật có hướng như thế nào?

  • Tự luận
  • Độ khó: 0
  • Video

Hợp lực của tất cả các lực tác dụng lên vật 

A. có hướng trùng với hướng chuyển động của vật. 

B. có hướng không trùng với hướng chuyển động của vật.

C. có hướng trùng với hướng của gia tốc mà vật thu được.

D. chuyển động thẳng đều có độ lớn khác 0 và không thay đổi.

Trong chuyển động thẳng chậm dần đều thì hợp lực tác dụng vào vật?

  • Tự luận
  • Độ khó: 0
  • Video

Trong chuyển động thẳng chậm dần đều thì hợp lực tác dụng vào vật 

A. cùng chiều với chuyển động. 

B. cùng chiều với chuyển động và có độ lớn không đổi.

C. ngược chiều với chuyển động và có độ lớn nhỏ dần.

D. ngược chiều với chuyển động và có độ lớn không đổi.

Phát biểu nào sau đây là đúng? Vật chuyển động được là nhờ có lực tác dụng lên nó.

  • Tự luận
  • Độ khó: 0
  • Video

Phát biểu nào sau đây là đúng? 

A. Vật chuyển động được là nhờ có lực tác dụng lên nó. 

B. Nếu không chịu lực nào tác dụng thì vật phải đứng yên.

C. Khi vận tốc của vật thay đổi thì chắc chắn đã có lực tác dụng lên vật.

D. Khi không chịu lực nào tác dụng lên vật thì vật đang chuyển động sẽ lập tức dừng lại.