Công thức vật lý 11 chương 5: cảm ứng điện từ

Tổng hợp các công thức vật lý 11 chương 5: cảm ứng điện từ, hướng dẫn chi tiết từng công thức, các biến, hằng số, bài tập liên quan

Bài 23: Từ Thông. Cảm ứng điện Từ.

1. Từ thông.

ϕ=BScosα

 

Phát biểu: Từ thông là thông lượng đường sức từ đi qua một diện tích. Khi từ thông qua một mạch kín (C) biến thiên thì trong (C) xuất hiện dòng điện cảm ứng.

 

Chú thích:

ϕ: từ thông qua một diện tích S đặt trong từ trường đều (Wb)

B: cảm ứng từ (T)

S: diện tích mặt (m2)

α: góc tạo bởi vector pháp tuyến n và vector cảm ứng từ B

 

Xem thêm từ thông.

Bài 24: Suất điện động Cảm ứng.

1. Suất điện động cảm ứng trong mạch kín.

ec=-Φt

 

Phát biểu: Suất điện động cảm ứng là suất điện động sinh ra dòng điện cảm ứng trong mạch kín. Độ lớn của suất điện động cảm ứng xuất hiện trong mạch kín tỉ lệ với tốc độ biến thiên từ thông qua mạch kín đó.

 

Chú thích:

ec: suất điện động cảm ứng trong mạch kín (V)

Φ: độ biến thiên từ thông qua mạch (Wb)

t: khoảng thời gian (s)

 

Lưu ý:

- Nếu Φ tăng thì ec<0: chiều của suất điện động cảm ứng (chiều của dòng điện cảm ứng) ngược với chiều của mạch.

- Nếu Φ giảm thì ec>0: chiều của suất điện động cảm ứng (chiều của dòng điện cảm ứng) là chiều của mạch.

Xem thêm suất điện động cảm ứng trong mạch kín.

2. Độ lớn của suất điện động cảm ứng.

ec=Φt

 

Phát biểu: Độ lớn của suất điện động cảm ứng xuất hiện trong mạch kín tỉ lệ với tốc độ biến thiên từ thông qua mạch kín đó.

 

Chú thích: 

ec: suất điện động cảm ứng trong mạch kín (V)

Φ: độ biến thiên từ thông qua mạch (Wb)

t: khoảng thời gian (s)

Xem thêm độ lớn của suất điện động cảm ứng.

Bài 25: Tự Cảm.

1. Độ tự cảm trong lòng ống dây.

L=4π.10-7N2lS

 

Một ống dây điện chiều dài l, tiết diện S, gồm tất cả N vòng dây, trong đó có dòng điện cường độ I chạy qua gây ra từ trường đều trong lòng ống dây đó. Cảm ứng từ trong lòng ống dây B=4π.10-7.NlI

Dễ dàng tính được từ thông riêng của ống dây đó và suy ra độ tự cảm.

 

Chú thích:

L: độ tự cảm (H)

N: số vòng dây (vòng)

l: chiều dài ống dây (m)

I: cường độ dòng điện qua lòng ống dây (A)

Xem thêm độ tự cảm trong lòng ống dây.

2. Suất điện động tự cảm.

etc=-LIt

 

Phát biểu: Suất điện động tự cảm có độ lớn tỉ lệ với tốc độ biến thiên của cường độ dòng điện trong mạch.

 

Chú thích:

etc: suất điện động tự cảm (V)

L: độ tự cảm (H)

I: độ biến thiên cường độ dòng điện (A)

t: độ biến thiên thời gian (s)

Xem thêm suất điện động tự cảm.

3. Từ thông riêng của mạch.

Φ=LI

 

Phát biểu: Một mạch kín (C) có dòng điện I gây ra một từ trường, từ trường này gây ra một từ thông Φ qua (C) được gọi là từ thông riêng của mạch. Từ thông này tỉ lệ với cảm ứng từ do I gây ra, nghĩa là tỉ lệ với I.

 

Chú thích:

Φ: từ thông riêng của mạch (Wb)

L: độ tự cảm của mạch kín (H)

I: cường độ dòng điện (A)

Xem thêm từ thông riêng của mạch.

4. Năng lượng từ trường của ống dây tự cảm.

W=12LI2

 

Khái niệm: Năng lượng từ trường của ống dây tự cảm là năng lượng đã được tích lũy trong ống dây tự cảm khi có dòng điện chạy qua.

 

Chú thích:

W: năng lượng từ trường (J)

L: độ tự cảm (H)

I: cường độ dòng điện (A)

 

Một số loại cuộn cảm thường gặp.

Xem thêm năng lượng từ trường của ống dây tự cảm.

Biến Số Mới

Độ dịch chuyển góc

10 thg 2, 2023

θ

Sai số dụng cụ

3 thg 2, 2023

Adc

Sai số tuyệt đối của phép đo

3 thg 2, 2023

A

Sai số tỉ đối

3 thg 2, 2023

δA

Sai số tuyệt đối trung bình

3 thg 2, 2023

A¯

Hằng Số Mới