Câu hỏi vật lý - Vật Lý 24/7

Tần số lớn nhất của tia Rơnghen do ống này có thể phát ra là?

  • Trắc nghiệm
  • Độ khó: 2

Hiệu điện thế giữa anốt và catốt của một ống Rơnghen là  U = 25 kV . Coi tốc độ ban đầu của chùm êlectrôn (êlectron) phát ra từ catốt bằng không. Biết hằng số Plăng h = 6,625 .10-34 J.s, điện tích nguyên tố bằng 1,6 .10-19. Tần số lớn nhất của tia Rơnghen do ống này có thể phát ra là

Tính bước sóng ngắn nhất của tia X mà ống có thể phát ra.

  • Trắc nghiệm
  • Độ khó: 2

Ống Rơnghen đặt dưới hiệu điện thế UAK=19995 V  . Động năng ban đầu của của các electron khi bứt ra khỏi catôt là 8.10-19 J . Tính bước sóng ngắn nhất của tia X mà ống có thể phát ra.

Chi tiết tìm biểu thức dòng điện khi biết tần số dòng điện f = 60Hz và gốc thời gian t = 0 chọn sao cho

  • Trắc nghiệm
  • Độ khó: 1

Một dòng điện xoay chiều qua một Ampe kế xoay chiều có số chỉ 4,6A. Biết tần số dòng điện f = 60Hz và gốc thời gian t = 0 chọn sao cho dòng điện có giá trị lớn nhất. Biểu thức dòng điện có dạng là:

Tìm biểu thức của dòng điện tức thời biết lúc t = 0, cường độ tức thời là i = 2,45A

  • Trắc nghiệm
  • Độ khó: 1

Một dòng điện xoay chiều có tần số f = 50Hz có cường độ hiệu dụng I = 3A. Lúc t = 0, cường độ tức thời là i = 2,45A. Tìm biểu thức của dòng điện tức thời.

Hỏi sau bao lâu kể từ lúc thả vật A thì khoảng cách giữa chúng là 1m?

  • Trắc nghiệm
  • Độ khó: 2
  • Video

Người ta thả rơi tự do hai vật A và B ở cùng một độ cao. Vật B được thả rơi sau vật A một thời gian là 0,1s. Hỏi sau bao lâu kể từ lúc thả vật A thì khoảng cách giữa chúng là 1m. Lấy g=10m/s2.

Vận tốc mỗi viên bi gặp nhau

  • Trắc nghiệm
  • Độ khó: 2
  • Video

Một viên bi A được thả rơi từ độ cao 30m. Cùng lúc đó, một viên bi B được bắn theo phương thẳng đứng từ dưới đất lên với vận tốc 25m/s tới va chạm vào bi A. Cho g=10m/s2. Bỏ qua sức cản không khí. Vận tốc viên bi B khi hai viên bi gặp nhau.

Tính thời điểm và tọa độ 2 viên bi gặp nhau

  • Trắc nghiệm
  • Độ khó: 2
  • Video

Một viên bi A được thả rơi từ độ cao 30m. Cùng lúc đó, một viên bi B được bắn theo phương thẳng đứng từ dưới đất lên với vận tốc 25m/s tới va chạm vào bi A. Cho g=10m/s2. Bỏ qua sức cản không khí. Tính thời điểm khi 2 viên bi gặp nhau.

Tính vận tốc ném vật thứ hai

  • Trắc nghiệm
  • Độ khó: 2
  • Video

Ở một tầng tháp cách mặt đất 45m, một người thả rơi một vật. Một giây sau, người đó ném vật thứ hai xuống theo hướng thẳng đứng. Hai vật chạm đất cùng lúc. Tính vận tốc ném vật thứ hai. (g=10m/s2)

Hai vật có chạm đất cùng một lúc hay không và vận tốc lúc chạm đất của mỗi vật là bao nhiêu?

  • Trắc nghiệm
  • Độ khó: 2
  • Video

Từ một đỉnh tháp cao 20m, người ta buông một vật. Sau 2s thì người ta lại buông vật thứ 2 ở tầng thấp hơn đỉnh tháp 5m. cho g=10m/s2. Hai vật có chạm đất cùng một lúc hay không và vận tốc lúc chạm đất của mỗi vật là bao nhiêu?

Hai viên bi sẽ gặp nhau lúc nào, ở đâu?

  • Trắc nghiệm
  • Độ khó: 2
  • Video

Hai bạn Giang và Vân đi chơi ở một tòa nhà cao tầng. Từ tầng 19 của tòa nhà, Giang thả rơi viên bi A thì 1s sau thì Vân thả rơi viên bi B ở tầng thấp hơn 10m. Hai viên bi sẽ gặp nhau lúc nào, ở đâu? Cho g=9,8m/s2