Câu hỏi vật lý - Vật Lý 24/7

Tính giá trị của hai điện tích.

  • Trắc nghiệm
  • Độ khó: 3

Hai điện tích q1 và q2 đặt cách nhau 30 cm trong không khí, chúng hút nhau với một lực F = 1,2 N. Biết q1q2 = - 4.10-6 C và q1 < q2. Tính q1 và q2.

Trường hợp nào không thể xảy ra khi thả electron không vận tốc đầu.

  • Trắc nghiệm
  • Độ khó: 2

Tại hai điểm A và B có hai điện tích qA và qB. Tại điểm M nằm trên đường thẳng AB và nằm ngoài đoạn AB, một electron được thả ra không vận tốc ban đầu thì electron di chuyển ra xa các điện tích. Trường hợp nào sau đây không thể xảy ra?

Tính khoảng cách R sau khi cho hai quả cầu tiếp xúc.

  • Trắc nghiệm
  • Độ khó: 4

Hai quả cầu nhỏ giống nhau, có điện tích q1 và q2 =xq1 (với −5 < x < −2) ở khoảng cách R tương tác với nhau lực có độ lớn F0. Sau khi chúng tiếp xúc, đặt lại ở khoảng cách R chúng sẽ

Tính lực tĩnh điện của quả cầu sau khi tiếp xúc nhau.

  • Trắc nghiệm
  • Độ khó: 1

Hai quả cầu nhỏ có kích thước giống nhau tích các điện tích là q1 = 8.10-6 C-2.10-6 C. Cho hai quả cầu tiếp xúc với nhau rồi đặt chúng trong không khí cách nhau 10 cm thì lực tương tác giữa chúng có độ lớn là

Tính lực tương tác giữa các viên bi sau khi phóng điện.

  • Trắc nghiệm
  • Độ khó: 1

Hai viên bi sắt kích thước nhỏ, mang các điện tích q1 và q2, đặt cách nhau một khoảng r. Sau đó các viên bi được phóng điện sao cho điện tích các viên bi chỉ còn một nửa điện tích lúc đầu, đồng thời đưa chúng đến cách nhau một khoảng 0,25r thì lực tương tác giữa chúng tăng lên

Tính lực tĩnh điện sau khi cho một quả cầu nối đất.

  • Trắc nghiệm
  • Độ khó: 2

Có hai quả cầu kim loại giống hệt nhau, cùng tích điện là q. Khi đặt cách nhau một khoảng r trong không khí thì chúng đẩy nhau với một lực là F. Sau đó người ta cho một quả cầu tiếp xúc với đất, rồi lại tiếp xúc với quả cầu còn lại. Khi đưa hai quả cầu về vị trí ban đầu thì chúng đẩy nhau với lực là

Tính lực tương tác giữa hai chất điểm.

  • Trắc nghiệm
  • Độ khó: 1

Hai điện tích điểm đặt cách nhau 100 cm trong parafin có hằng số điện môi bằng 2 thì lực tương tác là 1 N. Nếu chúng được đặt cách nhau 50 cm trong chân không thì lực tương tác có độ lớn là

Tính hằng số điện môi.

  • Trắc nghiệm
  • Độ khó: 1

Hai điện tích điểm được đặt cố định trong một bình không khí thì lực tương tác giữa chúng là 12 N. Khi đổ đầy một chất lỏng cách điện vào bình thì lực tương tác giữa chúng là 4 N. Hằng số điện môi của chất lỏng này là

Tính độ lớn của hai điện tích điểm đặt trong nước cất.

  • Trắc nghiệm
  • Độ khó: 1

Hai điện tích điểm, có độ lớn bằng nhau, đặt cách nhau 1 m trong nước cất (ε = 81) thì lực tương tác giữa chúng có độ lớn F = 10 N. Độ lớn của mỗi điện tích đó bằng

Tính lực tĩnh điện khi khoảng cách tăng 5 lần.

  • Trắc nghiệm
  • Độ khó: 1

Nếu tăng khoảng cách giữa hai điện tích điểm lên 5 lần thì lực tương tác tĩnh điện giữa chúng sẽ