Câu hỏi vật lý - Vật Lý 24/7

Tính giá trị biểu thức x + 2y + 3z.

  • Trắc nghiệm
  • Độ khó: 2

Có ba quả cầu kim loại, kích thước bằng nhau. Quả cầu A mang điện tích + 27 µC, quả cầu B mang điện tích – 3 µC, quả cầu C không mang điện. Cho quả cầu A và B chạm nhau rồi lại tách chúng ra. Sau đó cho quả cầu B và C chạm nhau. Lúc này, điện tích trên các quả cầu A, B và C lần lượt là x, y và z. Giá trị của biểu thức (x + 2y + 3z) gần giá trị nào nhất sau đây.

 

 

Tính điện tích của mỗi quả cầu.

  • Trắc nghiệm
  • Độ khó: 1

Có 4 quả cầu kim loại, giống hệt nhau. Các quả cầu mang các điện tích lần lượt là: +2,3 µC ; −264.10-7 C; −5,9 µC; +3,6.10-5 C. Cho bốn quả cầu đồng thời chạm nhau, sau đó lại tách chúng ra. Điện tích mỗi quả cầu sau đó là

 

Tính số electron để quả cầu trung hòa về điện.

  • Trắc nghiệm
  • Độ khó: 1

Một quả cầu tích điện + 6,4.10-7 C. Trên quả cầu thừa hay thiếu bao nhiêu electron so với số proton để quả cầu trung hoà về điện?

 

Tính điện tích của tấm dạ sau khi cọ xát vào thanh ebonit.

  • Trắc nghiệm
  • Độ khó: 1

Một thanh ebonit khi cọ xát với tấm dạ (cả hai không mang điện cô lập với các vật khác) thì thu được điện tích -3.10-8 C. Tấm dạ sẽ có điện tích?

 

Sau khi tích điện dương thì khối lượng của quả cầu thay đổi như thế nào?

  • Trắc nghiệm
  • Độ khó: 2

Cho quả cầu kim loại trung hoà điện tiếp xúc với một vật nhiễm điện dương thì quả cầu cũng được nhiễm điện dương. Hỏi khi đó khối lượng của quả cầu thay đổi như thế nào?

Nếu tay chạm vào điểm trung điểm I của MN thì hiện tượng gì sẽ xảy ra?

  • Trắc nghiệm
  • Độ khó: 2

Đưa một quả cầu Q tích điện dương lại gần đầu M của một khối trụ kim loại MN. Tại M và N sẽ xuất hiện điện tích trái dấu. Hiện tượng gì sẽ xảy ra nếu chạm tay vào điểm I, trung điểm của MN?

Hướng dẫn giải câu 6 bài 2: Thuyết electron. Định luật bảo toàn điện tích

Quả cầu bấc sẽ như thế nào sau khi hút dính vào quả cầu Q?

  • Trắc nghiệm
  • Độ khó: 2

Đưa quả cầu tích điện Q lại gần quả cầu M nhỏ, nhẹ, bằng bấc, treo ở đầu một sợi chỉ thẳng đứng. Quả cầu bấc M bị hút dính vào quả cầu Q. Sau đó thì 

Xác định chuyển động của hai hòn bi thép đặt trên tấm kim loại sau khi tích điện.

  • Trắc nghiệm
  • Độ khó: 3

Đặt hai hòn bi thép nhỏ không nhiễm điện, gần nhau, trên mặt một tấm phẳng kim loại, nhẵn, nằm ngang. Tích điện cho một hòn bi thì chúng chuyển động

Nếu đưa A ra xa thì điện tích của B và C như thế nào?

  • Trắc nghiệm
  • Độ khó: 2

Có ba quả cầu kim loai A, B, C. Quả cầu A tích điện dương. Các quả cầu B và C không mang điện. Đặt hai quả cầu B và C tiếp xúc nhau. Đưa quả cầu A lại gần quả cầu C theo đường nối tâm hai quả cầu B và C đến khi C nhiễm điện âm, còn B nhiễm điện dương. Lúc đó, giữ nguyên vị trí của A. Tách B khỏi C. Bây giờ nếu đưa A ra xa thì B

 

Khi bật tivi thì thành thủy tinh ở màn hình có hút hay đẩy sợi tóc?

  • Trắc nghiệm
  • Độ khó: 1

Treo một sợi tóc trước màn hình của một máy thu hình (tivi) chưa hoạt động. Khi bật tivi thì thành thủy tinh ở màn hình