Câu hỏi vật lý - Vật Lý 24/7

Hai thanh ray dẫn điện dài song song 0,4 m. Hai thanh dẫn điện MN và PQ có cùng 0,25 ôm. Điện trở R = 0,5 ôm, tụ điện C = 20 pF ban đầu chưa tích điện. Tính công suất tỏa nhiệt trên R.

  • Trắc nghiệm
  • Độ khó: 3

Hai thanh ray dẫn điện dài song song với nhau, khoảng cách giữa hai thanh ray là 0,4 m. Hai thanh dẫn điện MN và PQ có cùng điện trở 0,25 Ω, được gác tiếp xúc điện lên hai thanh ray và vuông góc với hai ray. Điện trở R = 0,5 Ω, tụ điện C = 20 pF ban đầu chưa tích điện, bỏ qua điện trở của hai ray và điện trở tiếp xúc. Tất cả hệ thống được đặt trong một từ trường đều có vectơ cảm ứng từ vuông góc với mặt phẳng hình vẽ chiều đi vào trong, độ lớn B = 0,2 T. Cho thanh MN và PQ trượt hai hướng ngược nhau với tốc độ lần lượt 0,5 m/s và 1 m/s. Công suất tỏa nhiệt trên điện trở R gần giá trị nào nhất sau đây?

Hình chữ nhật MNPQ, có R, m và kích thước L, l. b = m2gR2B-4l-4. Nếu bỏ qua ma sát và L đủ lớn cho khung đạt tốc độ giới hạn trước khi ra khỏi từ trường thì nhiệt lượng tỏa ra là.

  • Trắc nghiệm
  • Độ khó: 4

Một khung dây dẫn hình chữ nhật MNPQ, có độ tự cảm không đáng kể, có điện trở R, có khối lượng m, có kích thước L, ℓ, tại nơi có gia tốc trọng trường g. Khung dây được đặt trong từ trường đều B vuông góc với mặt phẳng của nó (mặt phẳng thẳng đứng), nhưng ở phía dưới cạnh đáy NP không có từ trường. Ở thời điểm t = 0 người ta thả khung rơi, mặt phẳng khung dây luôn luôn nằm trong một mặt phẳng thẳng đứng (mặt phẳng hình vẽ). Đặt b =m2gR2B-4l-4. Nếu bỏ qua mọi ma sát và chiều dài L đủ lớn sao cho khung đạt tốc độ giới hạn trước khi ra khỏi từ trường thì nhiệt lượng tỏa ra từ lúc t = 0 đến khi cạnh trên của khung bắt đầu ra khỏi từ trường là

Một khung dây hình chữ nhật MNPQ có R, m và kích thước L, l. Nếu bỏ qua ma sát và L đủ lớn sao cho khung đạt tốc độ v trước khi ra khỏi từ trường thì v là.

  • Trắc nghiệm
  • Độ khó: 2

Một khung dây dẫn hình chữ nhật MNPQ, có độ tự cảm không đáng kể, có điện trở R, có khối lượng m, có kích thước L, ℓ , tại nơi có gia tốc trọng trường g. Khung dây được đặt trong từ trường đều B vuông góc với mặt phẳng của nó (mặt phẳng thẳng đứng), nhưng ở phía dưới cạnh đáy NP không có từ trường. Ở thời điểm t = 0 người ta thả khung rơi, mặt phẳng khung dây luôn luôn nằm trong một mặt phẳng thẳng đứng (mặt phẳng hình vẽ). Nếu bỏ qua mọi ma sát và chiều dài L đủ lớn sao cho khung đạt tốc độ giới hạn v trước khi ra khỏi từ trường thì  

Vuông cạnh 5 cm, từ trường đều B = 0,01 T. Quay khung trong 10-3 s để mặt phẳng khung dây song song với đường sức từ. Tính độ lớn suất điện động trung bình.

  • Trắc nghiệm
  • Độ khó: 2

Một hình vuông cạnh 5 cm được đặt trong từ trường đều B = 0,01 T. Đường sức từ vuông góc với mặt phẳng khung. Quay khung trong 10-3 s để mặt phẳng khung dây song song với đường sức từ. Độ lớn suất điện động trung bình xuất hiện trong khung là

Vòng dây phẳng có 80 cm2, từ trường đều B = 0,3.10-3 T, véc tơ cảm ứng từ vuông góc với mặt phẳng vòng dây. Tính suất điện động cảm ứng xuất hiện trong khung.

  • Trắc nghiệm
  • Độ khó: 2

Một vòng dây phẳng có diện tích 80cm2 đặt trong từ trường đều B = 0,3.10-3 T véc tơ cảm ứng từ vuông góc với mặt phẳng vòng dây. Đột ngột véc tơ cảm ứng từ đổi hướng song song với mặt phẳng vòng dây trong 10-3 s. Trong thời gian đó, suất điện động cảm ứng xuất hiện trong khung là

Một vòng dây dẫn được đặt trong từ trường đều. Khi nào trong vòng dây xuất hiện một suất điện động cảm ứng?

  • Trắc nghiệm
  • Độ khó: 2

Một vòng dây dẫn được đặt trong một từ trường đều, rộng sao cho mặt phẳng của vòng dây vuông góc với đường cảm ứng. Trong vòng dây xuất hiện một suất điện động cảm ứng nếu

Một ống dây có L = 0,1 H, cường độ giảm từ 2 A về 0 trong khoảng thời gian là 4 s. Tính suất điện động tự cảm trong ống dây trong khoảng thời gian đó.

  • Trắc nghiệm
  • Độ khó: 1

Một ống dây có hệ số tự cảm L = 0,1 H, cường độ dòng điện qua ống dây giảm đều đặn từ 2 A về 0 trong khoảng thời gian là 4 s. Suất điện động tự cảm xuất hiện trong ống trong khoảng thời gian đó là

Dòng điện qua một ống dây giảm đều từ 1,2 A đến 0,4 A trong thời gian 0,2 s. L = 0,4 H. Suất điện động tự cảm trong ống dây là bao nhiêu?

  • Trắc nghiệm
  • Độ khó: 1

Dòng điện qua một ống dây giảm đều theo thời gian từ I1 = 1,2 A đến I2 = 0,4 A trong thời gian 0,2 s. Ống dây có hệ số tự cảm L = 0,4 H. Suất điện động tự cảm trong ống dây là

Một đèn Neon được mắc như hình, nguồn điện 1,6 V, r = 1 ôm, R = 7 ôm và L = 10 mH. Xác định khoảng thời gian ngắt khóa k để cắt nguồn điện.

  • Trắc nghiệm
  • Độ khó: 3

Một đèn Neon được mắc vào mạch điện như hình vẽ, nguồn điện có suất điện động 1,6 V, điện trở 1 Ω, R = 7 Ω và cuộn dây thuần cảm có độ tự cảm L = 10 mH. Khi khóa K bóng đèn không sáng. Nếu hiệu điện thế giữa hai cực của đèn đạt tới 80 V thì đèn lóe sáng do hiện tượng phóng điện. Xác định khoảng thời gian ngắt khóa k để cắt nguồn điện, tạo ra suất điện động tự cảm làm đèn Neon sáng.  

 

Một ống dây dài 40 cm, đường kính 4 cm có 400 vòng dây quấn sát nhau. Cường độ 4 A. Từ thông qua ống dây gần giá trị nào nhất sau đây?

  • Trắc nghiệm
  • Độ khó: 2

Một ống dây dài 40 cm, đường kính 4 cm có 400 vòng dây quấn sát nhau. Ống dây đặt trong không không khí mang dòng điện cường độ 4 A. Từ thông qua ống dây gần giá trị nào nhất sau đây?