Một người đang ở phía tây của một cái hồ và muốn bơi ngang qua để đến vị trí ở phía đông. Người này có thể bơi với v = 1,9 m/s. Tìm vận tốc và thời gian bơi.
Dạng bài: Vật lý 10. Một người đang ở phía tây của một cái hồ và muốn bơi ngang qua để đến vị trí ở phía đông. Người này bơi 1,9 m/s khi nước hồ lặng. Biết rằng lá cây trôi trên mặt nước hồ được 4,2 m về hướng nam trong 5,0 s. Hướng dẫn chi tiết.
Một người đang ở phía tây của một cái hồ và muốn bơi ngang qua để đến vị trí ở phía đông, đối diện với vị trí xuất phát của mình. Người này có thể bơi với vận tốc 1,9 m/s khi nước hồ lặng. Biết rằng lá cây trôi trên mặt nước hồ được 4,2 m về hướng nam trong 5,0 s.
a) Người này sẽ phải bơi theo hướng nào để đến vị trí đối diện trực tiếp với vị trí của anh ta?
b) Tìm vận tốc tổng hợp của người đó.
c) Nếu hồ rộng 4,8 km thì người đó phải bơi bao nhiêu phút?
Công thức liên quan
Vận tốc trung bình
Vật lý 10. Vận tốc trung bình trong chuyển động thẳng. Hướng dẫn chi tiết.
a/Định nghĩa:
Vận tốc trung bình là thương số giữa độ dời (độ dịch chuyển) vật di chuyển được và thời gian di chuyển hết độ đời đó.
b/Công thức
Chú thích:
: vận tốc trung bình của vật (m/s).
: độ dời của vật (m).
: độ dịch chuyển của vật (m)
: thời gian chuyển động của vật (s).
: tọa độ của vật ở vị trí 1 và 2 (m)
: thời điểm 1 và 2 trong chuyển động của vật (s)
Lưu ý
+ Vận tốc trung bình có thể âm hoặc dương tùy theo cách chọn chiều dương. Khi chọn chiều dương cùng chiều chuyển động vận tốc trung bình mang giá trị dương. Ngược lại, khi chọn chiều dương ngược chiều chuyển động vận tốc trung bình mang giá trị âm.
+ Vận tốc trung bình qua hai tọa độ có độ lớn giống nhau trong mọi hệ quy chiếu.
+ Một vật đi A đến B rồi từ B về A thì vận tốc trung bình trên cả quá trình bằng không dù đi trên đoạn đường với vận tốc khác nhau. Lúc này vận tốc trung bình không thể hiện được mức độ nhanh chậm của chuyển động.
Công thức cộng vận tốc.
Vật lý 10. Công thức cộng vận tốc. Hướng dẫn chi tiết.
: vận tốc tuyệt đối của vật 1 so với vật 3.
: vận tốc tương đối của vật 1 so với vật 2.
: vận tốc kéo theo đối của vật 2 so với vật 3.
Ta có:
Độ dịch chuyển
Vật lý 10. Độ dịch chuyển. Hướng dẫn chi tiết.
- Độ dịch chuyển là một vectơ, cho biết độ dài và hướng của sự thay đổi vị trí của vật.
- Độ dịch chuyển được biểu diễn bằng một mũi tên nối vị trí đầu và vị trí cuối của chuyển động, có độ dài tỉ lệ với độ lớn của độ dịch chuyển.
- Kí hiệu:
- Đơn vị: mét (m)
- Độ dịch chuyển là một đại lượng có thể nhận giá trị âm, dương hoặc bằng không. Trong khi quãng đường đi được là một đại lượng không âm.
Biến số liên quan
Tọa độ trong chuyển động thẳng - Vật lý 10
Vật lý 10. Tọa độ là gì? Cách xác định tọa độ của một vật trong chuyển động. Hướng dẫn chi tiết.
Khái niệm:
Tọa độ là một tập hợp được sắp các con số nhằm xác định vị trí của một vật trong không gian, một phần tử trong hệ thống. Toạ độ được sử dụng trong vật lý và toán học.
Trong vật lý tọa độ thường được kí hiệu là .
Ngoài ra, để dễ quản lý, người ta còn đánh dấu tọa độ theo từ trạng thái.
Ví dụ:
: tọa độ đầu tiên của vật.
: tọa độ tại vị trí thứ 1.
: tọa độ tại vị trí thứ 2.
Đơn vị tính: mét (m)
Độ dời trong chuyển động thẳng (độ dịch chuyển) - Vật lý 10
Vật lý 10.Độ dời là gì? Hướng dẫn chi tiết.
Khái niệm:
Độ dời trong chuyển động thẳng là hiệu số giữa hai tọa độ.
Độ dời có thể âm, có thể dương, cũng có thể bằng không tùy thuộc vào từng trường hợp.
Đơn vị tính: mét (m)
Vận tốc trung bình - Vật lý 10
Vật lý 10.Vận tốc trung bình là gì? Hướng dẫn chi tiết.
Khái niệm:
Vận tốc trung bình được hiểu là thương số giữa độ dời mà vật đi được và khoảng thời gian vật thực hiện độ dời đó.
Đơn vị tính: hoặc .
Thời gian - Vật lý 10
Vật lý 10. Thời gian của chuyển động. Hướng dẫ chi tiết.
Khái niệm:
Thời gian t là thời gian vật tham gia chuyển động từ vị trí này đến vị trí khác theo phương chuyển động của vật.
Đơn vị tính: giây (s), phút (min), giờ (h).
Độ biến thiên thời gian - Vật lý 10
Vật lý 10. Độ biến thiên thời gian. Hướng dẫn chi tiết.
Khái niệm:
Độ biến thiên thời gian là hiệu số giữa hai thời điểm và .
Đơn vị tính: giây (s), phút (min), giờ (h).
Tọa độ ban đầu trong chuyển động thẳng - Vật lý 10
Vật lý 10. Tọa độ ban đầu là gì? Cách xác định tọa độ của một vật trong chuyển động. Hướng dẫn chi tiết.
Khái niệm:
là tọa độ ban đầu của vật tại thời điểm ban đầu (t = 0).
Đơn vị tính: mét ()
Các câu hỏi liên quan
Bạn Hân đi bộ trên các đoạn đường thẳng. Thông tin về hành trình của bạn Hân được ghi trên bảng số liệu bên dưới. Tìm các thông tin về chuyển động của Hân.
- Tự luận
- Độ khó: 0
Bạn Hân đi bộ trên các đoạn đường thẳng. Thông tin về hành trình của bạn Hân được ghi trên bảng số liệu bên dưới.
Đoạn đường |
Độ dài đoạn đường (m) |
Thời gian đi (s) |
Hướng đi |
1 |
25 |
8 |
B |
2 |
21 |
8 |
T |
3 |
28 |
6 |
N |
4 |
12 |
5 |
Đ |
a) Trong đoạn đường nào, người đi bộ chuyển động nhanh nhất? Giải thích.
b) Dùng giấy kẻ ô vuông, vẽ biểu đồ thể hiện đường đi bộ theo hướng và tỉ lệ như bảng số liệu. Dùng biểu đồ để tìm độ dịch chuyển giữa điểm bắt đầu và điểm kết thúc hành trình.
c) Dùng kết quả ở b) và số liệu ở bảng 2 để tìm vận tốc trung bình trong cả quãng đường đi bộ.
d) Giải thích tại sao người đi bộ không có vận tốc tính ở c) tại bất kì điểm nào của chuyến đi.
e) Một học sinh đã tính vận tốc trung bình bằng cách vẽ đồ thị quãng đường đi được theo thời gian như thể hiện trên hình vẽ. Dựa vào đồ thị này, học sinh ấy tính vận tốc trung bình như sau:
Vận tốc trung bình = = 3,2 m/s
Học sinh đã làm đúng hay sai? Vì sao?
Một người đi bộ 3,0 km theo hướng Nam rồi 2,0 km theo hướng Tây. Vẽ giản đồ vectơ để minh họa các độ dịch chuyển và tìm độ dịch chuyển tổng hợp.
- Tự luận
- Độ khó: 2
Một người đi bộ 3,0 km theo hướng Nam rồi 2,0 km theo hướng Tây.
a) Vẽ giản đồ vectơ để minh họa các độ dịch chuyển.
b) Tìm độ dịch chuyển tổng hợp.
Đồ thị độ dịch chuyển - thời gian của một chuyển động thẳng được như hình vẽ. Mô tả chuyển động, tính tốc độ và vận tốc trong các khoảng thời gian khác nhau.
- Tự luận
- Độ khó: 3
Đồ thị độ dịch chuyển - thời gian của một chuyển động thẳng được cho như hình vẽ.
A) Hãy mô tả chuyển động.
B) Xác định tốc độ và vận tốc của chuyển động trong các khoảng thời gian:
a) Từ 0 đến 0,5 h. b) Từ 0,5 đến 2,5 h.
c) Từ 0 đến 3,25 h. d) Từ 0 đến 5,5 h.
An và Bình đi xe đạp theo một con đường thẳng. Tại t = 0 An đi với 3,0 m/s qua chỗ Bình. Vẽ đồ thị d- t, khi nào Bình đuổi kip An?
- Tự luận
- Độ khó: 4
An và Bình đi xe đạp theo một con đường thẳng. Tại thời điểm t = 0, An đang đi với tốc độ không đổi là 3,0 m/s qua chỗ Bình đang ngồi trên xe đạp đứng yên. Cũng tại thời điểm đó, Bình bắt đầu đuổi theo An. Tốc độ của Bình tăng đều từ thời điểm t = 0 s đến t = 5 s, khi đi được 10 m. Sau đó Bình tiếp tục đi với tốc độ không đổi là 4,0 m/s.
a) Vẽ đồ thị độ dịch chuyển - thời gian của An, từ t = 0 s đến t = 12 s.
b) Khi nào Bình đuổi kịp An?
c) Từ lúc chuyển động với tốc độ không đổi, Bình đi thêm bao nhiêu mét nữa thì gặp được An?
Bạn An và bạn Bình ở hai đầu AB dài 10 km đi bộ đến gặp nhau. Bạn An đi trước bạn Bình 0,5 h. Sau khi bạn Bình đi được 1 h thì hai bạn gặp nhau.
- Tự luận
- Độ khó: 4
Bạn An và bạn Bình ở hai đầu một đoạn đường thẳng AB dài 10 km đi bộ đến gặp nhau. Bạn An đi trước bạn Bình 0,5 h. Sau khi bạn Bình đi được 1 h thì hai bạn gặp nhau. Biết hai bạn đi cùng tốc độ.
a) Tính vận tốc của hai bạn.
b) Viết phương trình chuyển động của hai bạn.
c) Vẽ đồ thị độ dịch chuyển - thời gian cho chuyển động của hai bạn trên cùng một hệ trục toạ độ.
d) Xác định vị trí và thời điểm hai người gặp nhau.