Câu hỏi vật lý - Vật Lý 24/7

Một vật có khối lượng là 100 g đang đứng yên. Khi tác dụng vào vật một lực kéo thì chuyển động nhanh dần đều sau 200 m thì tốc độ nó đạt được 20 m/s. Tính lực kéo.

  • Tự luận
  • Độ khó: 0

Một vật có khối lượng là 100 g đang đứng yên. Khi tác dụng vào vật một lực kéo thì chuyển động nhanh dần đều sau 200 m thì tốc độ nó đạt được là 20 m/s. Biết lực cản là 0,9 N.
a/ Tính lực kéo.
b/ Để cho vật chuyển động thẳng đều thì lực kéo phải bằng bao nhiêu?

Một ô tô có khối lượng 200 kg đang chạy với tốc độ 72 km/h thì hãm phanh chuyển động chậm dần đều. Tính gia tốc. Tìm quãng đường S.

  • Tự luận
  • Độ khó: 0

Một ô tô có khối lượng 200 kg đang chạy với tốc độ 72 km/h thì hãm phanh chuyển động chậm dần đều và sau một quãng đường S thì dừng hẳn lại. Biết lực cản là 100 N.
a/ Tính gia tốc.
b/ Tìm quãng đường S.

Một vật đang đứng yên, được truyền 1 lực F thì sau 5 s vậy này tăng v = 2 m/s. Sau 8s, vận tốc của vật là bao nhiêu?

  • Tự luận
  • Độ khó: 0

Một vật đang đứng yên, được truyền 1 lực F thì sau 5 s vật này tăng v = 2 m/s. Nếu giữ nguyên hướng của lực mà tăng gấp 2 lần độ lớn lực F vào vật thì sau 8 s, vận tốc của vật là bao nhiêu?

Một quả bóng có khối lượng 200 g bay với vận tốc 90 km/h đến đập vuông góc với một bức tường rồi bị bật trở lại theo phương cũ. Tính lực của tường tác dụng lên quả bóng.

  • Tự luận
  • Độ khó: 0

Một quả bóng có khối lượng 200 g bay với vận tốc 90 km/h đến đập vuông góc với một bức tường rồi bị bật trở lại theo phương cũ với vận tốc 54 km/h. Khoảng thời gian va chạm bằng 0,05 s. Tính lực của tường tác dụng lên quả bóng.

Lực F truyền cho vật khối lượng m1 gia tốc a1 = 2 m/s2. Hỏi lực F sẽ truyền cho vật khối lượng m = m1 + m2 một gia tốc là bao nhiêu?

  • Tự luận
  • Độ khó: 0

Lực F truyền cho vật khối lượng m1 gia tốc a1 = 2 m/s2, truyền cho vật khối lượng m2 gia tốc a2 = 6 m/s2. Hỏi lực F sẽ truyền cho vật khối lượng m = m1 + m2 một gia tốc là bao nhiêu?

Một lực có độ lớn không đổi 2,5 N tác dụng vào một vật có khối lượng 200 g đang đứng yên. Quãng đường mà vật đi được trong khoảng thời gian 4 s tiếp theo bằng bao nhiêu?

  • Tự luận
  • Độ khó: 0

Một lực có độ lớn không đổi 2,5 N tác dụng vào một vật có khối lượng 200 g đang đứng yên. Quãng đường mà vật đi được trong khoảng thời gian 4 s tiếp theo bằng bao nhiêu? Biết lực ma sát có tác dụng không đáng kể, có thể bỏ qua.

Một máy bay phản lực có khối lượng 50 tấn, khi hạ cánh chuyển động chậm dần đều với gia tốc 0,5 m/s2. Tính lực hãm.

  • Tự luận
  • Độ khó: 0

Một máy bay phản lực có khối lượng 50 tấn, khi hạ cánh chuyển động chậm dần đều với gia tốc 0,5 m/s2. Tính lực hãm. Biểu diễn trên cùng một hình các vectơ vận tốc, gia tốc và lực.

Hãy xếp mức quán tính của các vật sau theo thứ tự tăng dần: điện thoại nặng 217 g; một chồng sách nặng 2400 g; xe máy nặng 134 kg; laptop nặng 2,2 kg; ô tô nặng 1,4 tấn.

  • Tự luận
  • Độ khó: 0

Hãy xếp mức quán tính của các vật sau theo thứ tự tăng dần: điện thoại nặng 217 g; một chồng sách nặng 2400 g; xe máy nặng 134 kg; laptop nặng 2,2 kg; ô tô nặng 1,4 tấn. Giải thích cách sắp xếp của em.

Một lực không đổi tác dụng vào một vật có khối lượng 5 kg làm vận tốc của vật tăng từ 2 m/s đến 8 m/s trong thời gian 3 s. Tìm độ lớn của lực đó.

  • Tự luận
  • Độ khó: 0

Một lực không đổi tác dụng vào một vật có khối lượng 5 kg làm vận tốc của vật tăng từ 2 m/s đến 8 m/s trong thời gian 3 s. Tìm độ lớn của lực đó.

Một lực không đổi tác dụng vào một vật có khối lượng 7,5 kg làm vật thay đổi tốc độ từ 8 m/s đến 3 m/s. Lực tác dụng vào vật có giá trị là bao nhiêu?

  • Tự luận
  • Độ khó: 0

Một lực không đổi tác dụng vào một vật có khối lượng 7,5 kg làm vật thay đổi tốc độ từ 8 m/s đến 3 m/s trong khoảng thời gian 2 s nhưng vẫn giữa nguyên chiều chuyển động. Lực tác dụng vào vật có giá trị là?