Câu hỏi vật lý - Vật Lý 24/7

Một vật có khối lượng 100 kg trượt không ma sát không vận tốc đầu từ đỉnh một mặt phẳng nghiêng cao 5 m. Tìm khoảng thời gian vật chuyển động trên mặt phẳng nghiêng và vận tốc vật.

  • Tự luận
  • Độ khó: 0

Một vật có khối lượng 100 kg trượt không ma sát không vận tốc đầu từ đỉnh một mặt phẳng nghiêng cao 5 m, nghiêng góc α = 300 so với phương ngang. Lấy g = 10 m/s2.
a/ Tìm khoảng thời gian vật chuyển động trên mặt phẳng nghiêng và vận tốc vật ở chân mặt phẳng.
b/ Khi vật trượt hết mặt phẳng nghiêng, vật tiếp tục trượt chậm dần đều trên mặt phẳng ngang. Biết hệ số ma sát giữa vật và mặt phẳng ngang là 0,4. Tính thời gian và quãng đường vật đi được trên mặt phẳng ngang.

Một ôtô có khối lượng 1,5 tấn đang chuyển động đều với tốc độ 36 km/h trên đường thẳng thì tăng tốc. Hỏi sau bao lâu kể từ khi tăng tốc ôtô đạt tốc độ 72 km/h?

  • Tự luận
  • Độ khó: 0

Một ôtô có khối lượng 1,5 tấn đang chuyển động đều với tốc độ 36 km/h trên đường thẳng thì tăng tốc. Lực kéo của đầu máy khi ấy là 4500 N. Biết hệ số ma sát giữa bánh xe và mặt đường là 0,2 và g = 10 m/s2.
a/ Hỏi sau bao lâu kể từ khi tăng tốc ôtô đạt tốc độ 72 km/h? Tính quãng đường ôtô đi được trong thời gian tăng tốc trên?
b/ Tính lực kéo của động cơ lúc ôtô chưa tăng tốc.
c/ Khi ôtô đạt tốc độ 72 km/h thì người tài xế tắt máy, xe chuyển động chậm dần đều. Tính quãng đường và khoảng thời gian ôtô đi được kể từ khi tắt máy đến khi dừng lại.

Một xe ô tô đang chuyển động trên đường thẳng nằm ngang với vận tốc 72 km/h thì tài xế tắt máy hãm phanh. Tính gia tốc của xe. Suy ra hệ số ma sát trượt.

  • Tự luận
  • Độ khó: 0

Một xe ô tô đang chuyển động trên đường thẳng nằm ngang với vận tốc 72 km/h thì tài xế tắt máy hãm phanh. Xe trượt trên mặt đường một đoạn dài 40 m thì dừng hẳn. Lấy g = 10 m/s2. Tìm gia tốc của xe. Suy ra hệ số ma sát trượt giữa bánh xe với mặt đường.

Một ô tô có khối lượng 1 tấn, chuyển động trên đường nằm ngang. Hệ số ma sát lăn là 0,1. Tìm độ lớn lực kéo của động cơ xe trong các trường hợp.

  • Tự luận
  • Độ khó: 0

Một ô tô có khối lượng 1 tấn, chuyển động trên đường nằm ngang. Hệ số ma sát lăn giữa bánh xe với mặt đường là 0,1. Lấy g = 10 m/s2. Tìm độ lớn lực kéo của động cơ xe trong trường hợp:
a) Ô tô chuyển động thẳng đều.
b) Ô tô khởi hành chuyển động thẳng nhanh dần đều sau 10 s đi được 100 m.

Kéo đều một tấm bê-tông khối lượng 12000 kg trên mặt đất nằm ngang bằng lực kéo theo phương nằm ngang. Tính hệ số ma sát giữa tấm bê-tông và mặt đất?

  • Tự luận
  • Độ khó: 0

Kéo đều một tấm bê-tông khối lượng 12000 kg trên mặt đất nằm ngang bằng lực kéo theo phương nằm ngang có độ lớn 54000 N. Lấy g = 10 m/s2. Tính hệ số ma sát giữa tấm bê-tông và mặt đất?

Một vật có khối lượng m = 2 kg chuyển động thẳng đều trên mặt phẳng nằm ngang nhờ tác dụng một lực kéo theo phương nằm ngang là 4 N. Tìm hệ số ma sát trượt.

  • Tự luận
  • Độ khó: 0

Một vật có khối lượng m = 2 kg chuyển động thẳng đều trên mặt phẳng nằm ngang nhờ tác dụng một lực kéo theo phương nằm ngang là 4 N. Lấy g = 10 m/s2. Tìm hệ số ma sát trượt giữa vật với mặt phẳng nằm ngang.

Biểu diễn và gọi tên các lực trong từng trường hợp.

  • Tự luận
  • Độ khó: 0

Biểu diễn và gọi tên các lực trong từng trường hợp:

Người ta đẩy một cái thùng có khối lượng 55 kg theo phương ngang với lực 220 N làm thùng chuyển động trên mặt phẳng ngang. Tính gia tốc thùng.

  • Tự luận
  • Độ khó: 0

Người ta đẩy một cái thùng có khối lượng 55 kg theo phương ngang với lực 220 N làm thùng chuyển động trên mặt phẳng ngang. Hệ số ma sát trượt giữa thùng và sàn là 0,35. Tính gia tốc thùng. Lấy g = 9,8 m/s2.

Một nhà du hành vũ trụ có khối lượng 70 kg khi ở trên Trái Đất. Hãy xác định trọng lượng của nhà du hành vũ trụ này trên Mặt Trăng.

  • Tự luận
  • Độ khó: 0

Một nhà du hành vũ trụ có khối lượng 70 kg khi ở trên Trái Đất. Hãy xác định trọng lượng của nhà du hành vũ trụ này trên Mặt Trăng, biết độ lớn gia tốc trọng trường trên Mặt Trăng bằng 1/6 gia tốc trọng trường ở Trái Đất 9,8m/s2.

Thể tích của một miếng sắt là 2 dm3. Cho khối lượng riêng của nước là 1000 kg/m3. Lực đẩy tác dụng lên miếng sắt khi nhúng chìm trong nước có giá trị là bao nhiêu?

  • Tự luận
  • Độ khó: 0

Thể tích của một miếng sắt là 2 dm3. Cho khối lượng riêng của nước là 1000 kg/m3. Lấy g = 9,8 m/s2. Lực đẩy tác dụng lên miếng sắt khi nhúng chìm trong nước có giá trị là bao nhiêu?