Câu hỏi vật lý - Vật Lý 24/7

Hạt nhân uranium đang đứng yên thì phân rã (vỡ) thành hai hạt. Giải thích tại sao hai hạt nhân sau khi phân rã chuyển động theo hai hướng ngược nhau. Tính tỉ số va/vx.

  • Tự luận
  • Độ khó: 0

Hạt nhân uranium đang đứng yên thì phân rã (vỡ) thành hai hạt: hạt α có khối lượng 6,65.10-27kg và hạt X có khối lượng 3,89.10-25 kg.
a) Giải thích tại sao hai hạt nhân sau khi phân rã chuyển động theo hai hướng ngược nhau.
b) Tính tỉ số vα/vx.

Trong giờ học môn Giáo dục quốc phòng an ninh về nội dung sử dụng súng bắn AK. Dựa trên kiến thức đã học về động lượng, hãy giải thích tại sao ta cần phải để báng súng như vậy?

  • Tự luận
  • Độ khó: 0

Trong giờ học môn Giáo dục quốc phòng an ninh về nội dung sử dụng súng bắn AK, học sinh được giáo viên hướng dẫn rằng, trong quá trình nhắm bắn, ta cần phải tì báng súng vào hõm vai phải. Dựa trên kiến thức đã học về động lượng, hãy giải thích tại sao ta cần phải để báng súng như vậy?

Một vật đang đứng yên trên mặt bàn nằm ngang không ma sát thì vỡ thành hai mảnh. Vectơ tổng động lượng của hệ hai mảnh vỡ là bao nhiêu? Hãy xác định chiều vectơ động lượng của mảnh B.

  • Tự luận
  • Độ khó: 0

Một vật đang đứng yên trên mặt bàn nằm ngang không ma sát thì vỡ thành hai mảnh, trong đó mảnh A chuyển động theo chiều dương của trục Ox.
a) Vectơ tổng động lượng của hệ hai mảnh vỡ là bao nhiêu?
b) Hãy xác định chiều vectơ động lượng của mảnh B.

Hai vật có khối lượng m1 = 2 kg và m2 = 3 kg, chuyển động với các vận tốc lần lượt là v1 = 4 m/s và v2 = 8 m/s. Tìm tổng động lượng của hệ trong các trường hợp

  • Tự luận
  • Độ khó: 0

Hai vật có khối lượng m1 = 2 kg và m2 = 3 kg, chuyển động với các vận tốc lần lượt là v1 = 4 m/s và v2 = 8 m/s. Tìm tổng động lượng (phương, chiều và độ lớn) của hệ trong các trường hợp mà v1v2:
a/ Cùng hướng.                              b/ Ngược hướng.                         c/ Vuông góc nhau.

Một người khối lượng m1 = 60 kg đang chạy với vận tốc v1 = 4 m/s thì nhảy lên 1 chiếc xe khối lượng m2 = 90 kg. Tính vận tốc xe sau khi người này nhảy lên.

  • Tự luận
  • Độ khó: 0

Một người khối lượng m1 = 60 kg đang chạy với vận tốc v1 = 4 m/s thì nhảy lên 1 chiếc xe khối lượng m2 = 90 kg đang chuyển động thẳng đều chạy song song qua người này với vận tốc v2 = 3 m/s. Sau đó xe và người vẫn tiếp tục chuyển động theo phương cũ. Tính vận tốc xe sau khi người này nhảy lên nếu ban đầu xe và người chuyển động:
a) Cùng chiều.                                                                   b) Ngược chiều.

Một viên đạn pháo khối lượng m1 = 10 kg bay ngang với vận tốc v1 = 500 m/s dọc theo đường sắt và cắm vào toa xe chở cát có khối lượng m2 = 1 tấn. Xác định vận tốc của toa xe ngay sau khi trúng đạn.

  • Tự luận
  • Độ khó: 0

Một viên đạn pháo khối lượng m1 = 10 kg bay ngang với vận tốc v1 = 500 m/s dọc theo đường sắt và cắm vào toa xe chở cát có khối lượng m2 = 1 tấn đang chuyến động với tốc độ v2 = 36 km/h. Xác định vận tốc của toa xe ngay sau khi trúng đạn trong hai trường hợp:
a) Đạn bay đến cùng chiều chuyển động của xe cát.
b) Đạn bay đến ngược chiều chuyển động của xe cát.

Một xe chở cát khối lượng 38 kg đang chạy trên đường nằm ngang không ma sát với vận tốc 1 m/s. Xác định vận tốc mới của xe trong 2 trường hợp.

  • Tự luận
  • Độ khó: 0

Một xe chở cát khối lượng 38 kg đang chạy trên đường nằm ngang không ma sát với vận tốc 1 m/s. Một vật nhỏ khối lượng 2 kg bay ngang với vận tốc 7 m/s đối với mặt đất đến chui vào cát và nằm yên trong đó. Xác định vận tốc mới của xe trong 2 trường hợp:
a) Vật bay đến ngược chiều xe chạy.
b) Vật bay đến cùng chiều xe chạy.

Một xe chở cát khối lượng m1 = 390 kg chuyển động theo phương ngang với vận tốc v1 = 8 m/s. Tìm vận tốc xe sau khi hòn đá cắm vào trong trường hợp hòn đá bay ngang, ngược chiều xe.

  • Tự luận
  • Độ khó: 0

Một xe chở cát khối lượng m1 = 390 kg chuyển động theo phương ngang với vận lốc v1 = 8 m/s; hòn đá có khối lượng m = 10 kg bay đến cắm vào cát. Tìm vận tốc xe sau khi hòn đá cắm vào trong trường hợp hòn đá bay ngang, ngược chiều xe với vận tốc v2 = 12 m/s.

Một quả bóng khối lượng 250 g bay tới đập vuông góc vào tường với tốc độ v1 = 4,5 m/s và vật ngược trở lại với tốc độ v2 = 3,5 m/s. Động lượng của vật đã thay đổi một lượng bao nhiêu?

  • Tự luận
  • Độ khó: 0

Một quả bóng khối lượng 250 g bay tới đập vuông góc vào tường với tốc độ v1 = 4,5 m/s và bật ngược trở lại với tốc độ v2 = 3,5 m/s. Động lượng của vật đã thay đổi một lượng bao nhiêu?

Tìm tổng động lượng của hệ 2 vật có khối lượng bằng nhau, m1 = m2 = 1 kg. Vận tốc của vật 1 có độ lớn v1 = 1 m/s và có hướng không đổi, vận tốc của vật 2 có độ lớn v2 = 2 m/s.

  • Tự luận
  • Độ khó: 0

Tìm tổng động lượng (hướng và độ lớn) của hệ 2 vật có khối lượng bằng nhau, m1 = m2 = 1 kg. Vận tốc của vật 1 có độ lớn v1 = 1 m/s và có hướng không đổi, vận tốc của vật 2 có độ lớn v2 = 2 m/s và
a) cùng hướng với v1.          

b) cùng phương, ngược chiều với v1.
c) có hướng nghiêng 600 so với v1.